K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2024

- xã tắc, xã phường, sã cánh, xã huyện, xã trưởng,...

- sát thủ, sát nhân, cọ xát, sát trùng,....

- chong chóng, trong vắt, trong trắng, trong trẻo, trong suốt,....

- cơm nắm, lắm chuyện, nắm đấm, ...............

9 tháng 3 2024

Hôm nay là sinh nhật của ai vậy? Chúc mừng sinh nhật nhé!

9 tháng 3 2024

@nguyễn Việt Dũng, 1 câu thôi mà bn?

9 tháng 3 2024

4 từ (chú giải, ghi chú, chú thích , giải thích)

9 tháng 3 2024

- Chú giải: là lời giải thích thêm cho một nội dung nào đó.
- Ghi chú: là việc ghi lại thông tin, kiến thức,...
- Chú thích: là lời giải thích ngắn gọn về một từ ngữ, cụm từ hoặc khái niệm nào đó trong văn bản.
- Giải thích: là làm cho người khác hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó

9 tháng 3 2024

 

Một mùi thơm lừng như nếp hương/ phảng phất bay ra.                   CN                                            VN

 

9 tháng 3 2024

Xin lỗi bạn, nó bị nhảy phông

 

9 tháng 3 2024

Nghĩa gốc:

- Tư thế của người: Chỉ trạng thái cơ thể con người với hai bàn chân chống xuống đất và phần thân trên thẳng đứng.
- Ví dụ:
+ Hãy đứng lên.
+ Công nhân một lúc đứng năm máy.
Nghĩa chuyển:

- Có vị trí, chức vụ cao: Chỉ người có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong một tổ chức, tập thể.

- Ví dụ:

+ Người đứng đầu nhà nước.
+ Đứng ra bảo lãnh.
- Chỉ trạng thái không thay đổi: Chỉ tình trạng, sự việc không thay đổi, không biến động.

- Ví dụ:

+ Trời đứng gió.
+ Dốc dựng đứng.

8 tháng 3 2024

Ở quê em có một dòng sông nhỏ chảy qua ở giữa làng. Không ai biết con sông tên gì, do ai đào ra. Chỉ biết từ khi lập làng, thì con sông đã nằm ở đó.

Con sông không lớn, bề ngang cũng chỉ chừng bằng mặt đường Hồ Chí Minh. Nhưng sông lại rất dài, kéo qua giữa làng rồi mất hút vào rừng cây xa xôi. Sông có chỗ rộng chỗ hẹp, có chỗ sâu, chỗ nông. Đáy sông là một lớp bùn sình khá dày, khi lôi lún đến giữa bắp chân. Khi trồng cây mới, người dân thường múc bùn này về để trộn với đất, còn tốt hơn cả phân bón. Nước sông không quá trong, nhìn từ trên xuống thấy mờ mờ đục đục. Đó là do trong nước có chứa nhiều phù sa màu mỡ. Bởi vậy, cây cối hai bên bờ sông tươi tốt lắm. Mấy cây dừa chẳng cần ai tưới hay chăm sóc mà cứ xanh rì, năm nào cũng trĩu quả. Ở trong sông, là cả một thế giới sinh vật phong phú. Không biết là từ nơi nào về hay trước đây từng có người nuôi. Mà sông có nhiều ốc, nhiều cua rồi tôm, cá lắm. Chúng sống thành từng đàn, bao năm nay chưa bao giờ đi hết. Người dân trong làng, cứ mang cái rổ, cái lưới ra sông là có ngay thức ăn cho bữa cơm. Đoạn ven bờ hay nước nông, thì người ta cứ thế lội xuống. Những vùng nước sâu hơn, thì sẽ chèo cái thuyền con, rồi đủng đỉnh buông cần thả lưới. Đoạn bờ sông rộng nhất, là nơi người ta hay mở họp chợ buổi chiều. Lúc đầu chỉ là để bán luôn những sản vật vừa bắt dưới sông lên, nhưng lâu dần người ta bày ra thêm đủ thứ khác nữa, thế là thành cái chợ.

Cuộc sống người dân quê em cứ thế, gắn bó sâu nặng với dòng sông. Từ già đến trẻ, ai ai ở đây cũng từng ra tắm sông, mò ốc. Tuổi thơ chúng em gắn liền với những trưa hè tắm mắt, những chiều đi đãi hến ven sông. Em mong sao con sông này vẫn luôn đong đầy như thế, để tiếp tục nuôi lớn bao tâm hồn trẻ thơ của ngôi làng này.

8 tháng 3 2024

Là ngôi làng chú trọng vào nghề trồng lúa qua hàng thế kỷ, quê hương của tôi mang trong mình một tấm lòng yêu mến với con sông chảy qua giữa cánh đồng. Dòng sông này, không cần tên gọi vì nó là hơi thở sống còn của cả vùng đất này.

Dòng nước ấy rộng lớn, dường như trải qua mọi khoảnh khắc của cuộc sống trong khu vực này. Bốn mùa đều tới với những ấm áp, mùa lạnh, mùa hoa nở rực rỡ và mùa lá rụng êm đềm. Dòng sông không chỉ mang theo phù sa mà còn đem đến nguồn nước quý báu cho bà con nông dân tưới tiêu cho cánh đồng rộng lớn. Nhờ vào sự hào hứng của dòng nước này, mỗi mùa thu hoạch luôn tràn đầy sắc màu, mùa vàng của lúa chín, mùa xanh của rau cỏ phồn thịnh.

Nhìn từ xa, mặt nước của dòng sông luôn trầm tĩnh như gương phản chiếu bầu trời với những đám mây nổi bật. Tuy nhiên, khi tiến gần hơn, bạn sẽ phát hiện những gợn sóng nhỏ nhẹ nhàng lăn tăn trên bề mặt sông. Màu sắc của nước sông trong vẫn tạo ra sự thú vị, dù nhiều người thường lầm tưởng nó là màu xanh đậm. Đó là do rất nhiều loại rêu sống ở đáy sông tạo nên bức tranh hòa quyện, tạo điều kiện cho các loài cá, tôm, cua và ốc tụ tập sinh sống. Vì vậy, ngoài những ngày làm ruộng đầy hăng say, người dân ở đây còn dành thời gian đến dòng sông để bắt cá, tìm kiếm những con ốc thú vị và thả mình vào mặt nước mát lành.

Không có lúc nào dòng sông trở nên tĩnh lặng hay tĩnh mịch. Nó luôn tràn đầy sự sôi động, nhiệt huyết của cuộc sống. Có lẽ, dòng sông cảm thấy thích thú với không gian ồn ào đó, vì nó luôn đáp lại bằng việc mang trong mình nhiều hơn, thêm sắc màu và độ trong xanh. Tôi chắc rằng dòng sông này yêu thương không gian đó, chính vì thế nó luôn càng thêm tươi tắn, trong trẻo qua cả bốn mùa trong năm.

#tlinhh:33

8 tháng 3 2024

Nhà em sống cùng ông bà nội trong một căn nhà rộng ở nông thôn yên bình.Trong căn nhà nhỏ ấy, ông bà em nuôi rất nhiều những con vật khác nhau: một đàn gà, một con chó trông nhà… trong đó có nuôi một chú mèo tam thể rất đẹp.

Chú mèo dễ thương này rất đẹp và có bộ lông vô cùng đặc biệt. Bộ lông ấy có ba màu: trắng, đen và vàng nên em đã đặt tên cho chú là Ba Khoang. Cái đầu nho nhỏ như trái cam sành, có màu vàng rất đáng yêu. Ba Khoang khoác lên mình một tấm áo đặc biệt với hai màu đen trắng xen kẽ. Bộ lông mềm mượt sờ rất thích tay, cảm giác êm êm mịn màng và có chút nhột mỗi khi chạm vào. Em rất thích đôi mắt to tròn long lanh đáng yêu như hai hòn bi ve của chú. Hai con mắt ấy trong màn đêm như chiếc đèn, sáng lên rất dễ thấy. Mẹ em nói đôi mắt của mèo có khả năng nhìn rõ trong đêm tối để có thể quan sát được những con chuột hư đi phá đồ đạc trong nhà và đuổi theo chúng.

Hai cái tai nho nhỏ màu vàng hình tam giác lúc nào cũng hơi vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì đó vậy. Thân mình nho nhỏ nhưng lại vô cùng dẻo dai và khỏe khoắn đấy. Chiếc đuôi dài với hai màu đen trắng lúc nào cũng ngoe nguẩy theo mỗi bước đi “yêu kiều” của chú. Bốn chiếc chân với những móng vuốt sắc bén – thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú để bắt giữ lấy kẻ thù – những con chuột nghịch ngợm hư đốn. Dưới những đôi chân ấy là miếng đệm thịt rất dày và mềm giúp chú mèo đi lại không gây ra tiếng động nào cả. Nhiều khi ngồi học bài, cảm giác có cái gì quấn quanh chân mình thì em mới nhận ra Ba Khoang đã đến chỗ mình từ lúc nào không hay.

Chú mèo nhà em rất ngoan và vô cùng nhanh nhẹn. Em còn nhớ khi em còn bé, nhà em thi thoảng lại nghe thấy tiếng chuột kêu vào ban đêm, những bao thóc bị chúng cắn rách… khiến em rất sợ. Nhưng kể từ ngày Ba Khoang đến sống thì âm thanh đáng sợ ấy không còn nữa. Em rất yêu nó.

Mỗi ngày em đều mang cơm ra cho nó ăn. Ba Khoang rất thích ăn cơm cá, mỗi lần trong bát có cá là nó đều ăn rất nhanh. Khi rảnh rỗi em lại cùng nó chơi đùa với nhau, tắm rửa sạch sẽ cho nó dù rằng mèo không thích nước. Những ngày có nắng, nó đều rất thích nằm trên hiên nhà, ngoe nguẩy cái đuôi của mình mà cảm nhận sự ấm áp từng tia nắng mang đến hay cùng chơi đuổi bắt với những chú bướm vàng đáng yêu.

Em rất yêu chú mèo nhỏ nhà mình. Em cố gắng chăm sóc cho Ba Khoang vô cùng cẩn thận và chu đáo bởi chú là vị cứu tinh của gia đình em.

9 tháng 3 2024

nhà em nuôi rất nhiều động vật nhưng em thích nhất là chú mèo.chú mèo có mội bộ lông vàng óng, đôi mắt của chú tròn như hai hòn bi ve và đôi tai cụp. mỗi khi em đi học về đã thấy chú mèo chạy ra ngoài cửa,hằng ngày chú bắt được rất nhiều chuột.Em hứa sẽ hăm sóc chú mèo thật cẩn thận

18 tháng 3 2024

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.