Viết đoạn văn( khoảng 5-7 câu) có sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ nhiều hơn điệp ngữ đã học, nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong xã hội ngày nay. Chỉ ra những biện pháp tu từ đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ns lại là tủ của tui
Bài thơ
em vào lớp ...(mấy ghi vô)
cô giáo dạy văn
là cô ... (ghi vô) đó
tính cô đâu khó
mà rất dễ thương
mỗi ngày đến trường
cô đều vui vè
dạy cho chúng em
bao điều mới mẻ
em yêu cô lắm
cô giáo dạy văn
bạn tham khảo nha
Bài thơ Cây Dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập: Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.
Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc
chúc học tốt !!!
Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do
bạn viets vè trải nghiệm cùng gia dình gói bánh chưng nha
trong những trải nghiệm cùng gia đỉnh thì trải nghiệm đã để lại trong em nhưng ấn tượng sâu sắc nhất là cùng gia đình gói bánh chưng vào ngày tết . 27 28 âm lịch mẹ em sẽ ra vườn cắt những chiếc lá dong đẹp nhất, sáng nhất và lành lặn để chuẩn bị gói bánh. Nhiệm vụ của em đó là ngồi rửa là bánh và nhặt những chiếc lá đẹp xếp vào một bên. Mẹ bảo những chiếc lá đẹp đó để bọc bên ngoài bánh chưng cho đẹp. Vào ngày gói bánh mẹ đã sắp gạo nếp từ sáng sớm. Hạt gạo nếp trắng tinh được mẹ lựa chọn kỹ càng, sau đó mẹ thái thịt và đồ đậu xanh chín. Chiều 27 tết nhà em bắt tay vào công việc gói bánh. Công việc gói bánh có rất nhiều giai đoạn và mỗi người trong gia đình em lại phụ trách một giai đoạn khác nhau. Chúng em thì gấp lá, mẹ sẽ ngồi cắt lá cho vừa với khuôn bánh còn bố sẽ phụ trách gói bánh. Bố dạy chúng em cách xếp lá và hướng dẫn cho chúng em cách đổ nhân bánh. Đầu tiên trong một lớp gạo nếp vào trước dàn gạo ra cho đều sau đó đổ một lớp đậu xanh nằm lên trên lớp gạo, rồi đến thịt mỡ rồi đổ ngược lại một lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp để phần đậu xanh ôm lấy thịt mỡ. Sau khi để xong nhân bánh, bố lấy một chiếc lá đậy lên trên và khéo léo gói các lớp lá lại định hình cho bánh cân và vuông. Cuối cùng là thao tác buộc lạt được buộc chắc chắn để khi luộc bánh không bị vỡ. Em đã được thực hành và gói được một chiếc bánh nhỏ xinh bố và mẹ đều khen em khéo tay. Em rất vui vì điều đó. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ những chiếc bánh chưng xinh xắn vuông vắn đã ra đời. Sau khi gói bánh bố sẽ xếp bánh vào trong nồi và luộc. Mẹ nói luộc bánh phải mất một khoảng thời gian dài thì bánh mới chín và ngon. Bố em đi tìm một vài viên gạch để bắc lên làm bếp, còn mẹ bắc nồi lên bếp, em phụ trách xếp bánh vào trong nồi. Giai đoạn luộc bánh chưng là giai đoạn em thích nhất. Mọi người sẽ ngồi quây quần bên nồi bánh chưng và kể những câu chuyện cười. Thỉnh thoảng bố đứng dậy kiểm tra xem bánh đã chín chưa. Mỗi khi mở nồi bánh mùi lá dong, mùi gạo nếp tỏa ra thơm ngào ngạt. Sau một khoảng thời gian dài luộc bánh thì đến công đoạn vớt bánh. Nhìn những chiếc bánh lấp ló xong lớp vá nhìn thật đẹp mắt. Được thưởng thức thành quả do chính tay mình tạo ra em cảm thấy rất hạnh phúc. Trong những ngày cuối năm thật bận rộn nhưng với em thật nhiều ý nghĩa. Em đã học được nhiều điều về kỷ niệm gói bánh chưng. Em hi vọng những năm sau cũng được gói bánh chưng bên gia đình.
bn tham khảo nhé
chúc bn học tốt
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có mẹ cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương
Cho con dòng sữa ngọt đường
Mẹ là ánh sáng vầng dương diệu kỳ
Xua đêm tăm tối qua đi
Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, … Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
NHỚ TICK NHA
Các bn bỏ từ "nhiều hơn " ra nhé, mình viết lộn ấy ạ.