K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2022

Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh, vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác làm nên cái vĩ đại của Bác. Bác không bao giờ xao nhãng việc nước, xao nhãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.

Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại. - Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :

+ Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt

+ Trong bài Rằm tháng giêng: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân. HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm

->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung :

+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng.

+ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác.

+ Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ

-Một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

Kết bài * Khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác.

15 tháng 2 2022

ko đăng linh tinh

15 tháng 2 2022

K đăng linh tinh

15 tháng 2 2022

Có nhiều cách chuyển

Nếu là present simple, ta có:

VD: I water the trees.

The trees are watered.

15 tháng 2 2022

ngữ văn mà Dương Hoài Giang

14 tháng 2 2022

câu đâu bn

14 tháng 2 2022

BN THAM KHẢO 

 1: Xác định trạng ngữ:

- (1) Dưới bóng tre xanh

- (2) Đã từ lâu đời

- (3) Đời đời, kiếp kiếp

- (4) Từ nghìn đời nay

Câu 2: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.

Theo thứ tự trạng từ đánh dấu ở câu 1 ta thấy các trạng từ bổ sung ý nghĩa cho câu như sau:

(1): làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.

(2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu

Câu 3: Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:

- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

II. Luyện tập:

Câu 1: Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:

a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)

b. trạng ngữ chỉ thời gian

c. phụ ngữ của cụm động từ

d. Câu đặc biệt.

Câu 2 + 3: Trạng ngữ trong các câu:

a.

khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)

trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))

vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)

b. với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

   

# AHT

14 tháng 2 2022

em cho cj một câu ca dao đi

14 tháng 2 2022

K đăng linh tinh

Haizz.. 4 ngày nay nhiễu diễn đàn r:(

TL

bạn đọc nội quy tham gia hỏi đáp ạ

HT,KO ĐĂNG LINH TINH

!

THAM KHẢO NHA BẠN

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

13 tháng 2 2022

đây là tiếng anh lớp 6 nha

 

13 tháng 2 2022

giúp mình với

 

13 tháng 2 2022

lần thứ bnhiu

14 tháng 2 2022

Lần thứ 51