K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2020

QĐND - Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là phạm trù phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng. Tình đồng chí, đồng đội trong quân đội là một nội dung cơ bản biểu hiện bản chất cách mạng của quân đội ta, trong đó lãnh đạo, chỉ huy giữ vai trò quyết định vì: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, còn chiến sĩ là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện thắng lợi mọi công việc. Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không làm được gì”, và “Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm”.

Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội.

Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong QĐND Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta. Một mặt, nó dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn như ruột thịt trong “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng-một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng rất vinh quang và cao quý: Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nguồn sức mạnh vô biên để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Yêu cầu, nhiệm vụ đó cũng đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn làm kiểu mẫu cho chiến sĩ học tập, noi theo; chiến sĩ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.

Tấm gương cán bộ thể hiện trước hết ở sự quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: Ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa và đường lối chính trị trong bộ đội”. Có chăm lo đến đơn vị, hòa mình với vui, buồn của người lính, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo. Bác nói: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”.

Quan tâm đến cuộc sống của đơn vị hằng ngày một cách chu đáo đã là một tấm gương. Song người cán bộ còn phải làm cho mọi hành vi, lời nói của mình trở nên mẫu mực để bộ đội noi theo. Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải làm gương cho chiến sĩ, không loại trừ ở cấp chức nào. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.

Khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân với tay” thì cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu như óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thực sự xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tụy chăm lo cho tập thể, cho từng chiến sĩ. Cán bộ phải là hạt nhân đoàn kết thống nhất, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng.

Khi được xem như một tấm gương về đức và tài cho chiến sĩ, người cán bộ quân đội sẽ luôn là biểu tượng cho họ phấn đấu học tập rèn luyện noi theo. Đó chính là làm nảy sinh nhu cầu về mặt xã hội của người lính, tạo ra động lực mạnh mẽ cho quân nhân vươn lên, làm cơ sở để giáo dục trong quân đội nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đạt kết quả tốt.

Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ không chỉ biểu hiện qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng mà còn được biểu hiện ra qua tình đồng chí, đồng đội-một giá trị đạo đức cao đẹp mang ý nghĩa xã hội-chính trị sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn, chứa chan tình yêu thương con người. Khó có thể tìm thấy ở đâu tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc, gắn kết chặt chẽ, trong sáng như tập thể quân nhân, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt.

Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự thống nhất các lợi ích giai cấp của người lao động. Trong từ “đồng chí”, “đồng đội”, sự bình đẳng về chính trị, về nghĩa vụ quân nhân, tình anh em, tình bạn chiến đấu được bày tỏ sâu sắc và vô cùng súc tích. Trong quân đội, do tính chất và ý nghĩa xã hội-chính trị của hoạt động quân sự, tình đồng chí, đồng đội có điều kiện củng cố vững chắc và không ngừng phát triển; trở thành đặc trưng không thể thiếu trong lối sống của mỗi quân nhân và tập thể quân nhân.

Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội là sự tin cậy lẫn nhau và quên mình vì nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu. Với mỗi người quân nhân, tình đồng chí, đồng đội còn biểu hiện ở “tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn; ở sự thẳng thắn, trung thực; không làm ngơ trước những thiếu sót, khuyết điểm trong thái độ, hành vi của đồng đội; biết ngăn đồng chí khỏi những việc làm sai trái, giả dối; biết giữ nguyên tắc với mình và những người xung quanh, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; không dung hòa với những biểu hiện vô đạo đức, thói kẻ cả, kiêu ngạo.

Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong QĐND Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cho đến nay, trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, là một trong những nhân tố “gốc” cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta.

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội càng đòi hỏi phải chăm lo củng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và chiến sĩ trong quân đội, đặc biệt trước sự biến động về nhiều mặt của điều kiện kinh tế-xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải vươn lên một tầm cao mới về mọi mặt, hàng đầu là chính trị tinh thần và đạo đức, trong đó thực hiện tốt mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng các yêu cầu đó, chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức quân nhân; nắm vững và thực hiện tốt một số nội dung giáo dục cơ bản, gồm: Nâng cao trình độ tri thức, bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin; giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị; giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ quân nhân; giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đấu tranh với những biểu hiện làm hoen ố danh dự quân nhân; xây dựng, phát triển các quan hệ tốt đẹp trong tập thể quân nhân và quan hệ quân-dân; bồi dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh; giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật…

Về giải pháp cơ bản, cần tăng cường định hướng chính trị, kết hợp chặt chẽ tính khoa học, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục đạo đức, coi trọng và phát huy năng lực tự giáo dục đạo đức của mỗi quân nhân; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức quân nhân; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở các đơn vị cơ sở; quan tâm bảo đảm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

11 tháng 6 2020

* Nét chung :
- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ (như Phương Định vốn là một cô học sinh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tự nguyện vào chiến trường tham gia một cách vô tư, hồn nhiên. Việc họ lấy hang đá làm nhà, coi cao điểm đầy bom đạn là chiến trường hàng ngày đối mặt với cái chết trong gang tấc đã nói lên tất cả.Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu của những cô gái mở dường thời kháng chiến chống Mĩ.
- Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ . Khi đồng đội gặp tai nạn thì khẩn trương cứu chữa và tận tình chăm sóc . Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái.
- Cùng là ba cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba đều chưa có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ 
* Nét riêng :
- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn: '' trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng '', có '' cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn ''rất dễ thương khiến Phương Định '' muốn bế nó lên tay ''. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ ấy : '' vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo '' ; khi bị thương nằm trong hang, Nho vẫn nhổm dậy, xoè tay xin mấy viên đá mưa, nhưng khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : '' Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi '', ''Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu '' … Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người.
- Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô từ về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng cảu các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.
- Còn Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. '' Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu ''.Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. ĐẶc biệt là sự '' bình tĩnh đến phát bực '' : máy bay địch đến nhưng chị vẫn '' móc bánh quy trong túi, thong thả nhai ''. Có ai ngờ con người như thế lại sợ máu và vắt : '' thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét ''.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát.
=> Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống hơn và cũng đáng yêu hơn, trẻ trung , hồn nhiên hơn.

11 tháng 6 2020

Bài làm:

Những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

Nét chung:

  • Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, trường lớp, quê hương để dấn thân vào nơi chiến trường hiểm nguy, gian khổ - nơi mà sống chết, mất còn chỉ diễn ra trong gang tấc.
  • Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. 
  • Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Họ hiểu được tính tình, sở thích của nhau và quan tâm, chăm sóc nhau rất chu đáo.
  • Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Họ có cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu, dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng.

Nét riêng:

  • Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, rất hồn nhiên và trẻ thơ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nhưng khi chiến đấu thì cô cũng rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.
  • Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Thế nhưng chị Thao lại là người rất sợ máu và sợ vắt. Chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc bài nào.
  • Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
11 tháng 6 2020

- Thoạt đầu, có vẻ như nhan đề của truyện không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố.
- Ánh đèn điện như những vì sao lung linh trong xứ sở thần thiên của những câu chuyện cổ tích.
+ Biểu hiện cho cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố.
+ Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời.
+ Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy.
- Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại ''xa xôi'', vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế.

11 tháng 6 2020
  • Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là một tác phẩm có nhan đề hay, nhan đề này vừa có những hình ảnh với ý nghĩa cụ thể, đồng thời những hình này cũng mang những ý nghĩa ẩn dụ vô cùng sâu sắc.

  • Những ngôi sao xa xôi gợi cho người đọc hình ảnh về những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời quê hương của nhân vật chính trong câu chuyện – Phương Định. Và đây là hình ảnh trong trí nhớ của cô, gắn liền với tuổi thơ bên gia đình vô cùng ấm áp và hạnh phúc. Những kí ức đẹp đẽ luôn hiện lên trong tâm trí Phương Định cho thấy dù cho hoàn cảnh chiến tranh có tàn khốc đến đâu, thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn luôn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng trong tâm hồn của mình. Đồng thời, qua đây, ta cũng thấy được tình yêu thương, gắn bó với quê hương của những cô gái làm thanh niên xung phong.

  • Qua nhan đề này, ta còn thấy được sự lấp lánh của ba cô gái thanh niên thời kháng chiến chống Mĩ. Dù chiến tranh có khốc liệt đến đâu, dù bom đạn có dội xuống tuyến đường Trường Sơn tàn khốc như thế nào, thì ba cô gái vẫn như những ngôi sao lấp lánh trên đỉnh cao Trường Sơn, sao tuy ở xa nhưng lại gần gũi và luôn khiến con người ở mọi thời đại đều cảm phục, thương yêu.

  • Tên tác phẩm gợi lên những xúc cảm lãng mạn trong thời cách mạng oai hùng, làm giảm bớt đi phần nào những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra.

  •  Đồng thời, Những ngôi sao xa xôi cũng góp phần thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như chủ đề của câu chuyện đó là đề cao chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam thời cứu nước

  • Bài làm:

  • Nhan đề Những ngôi sao xa xôi như muốn gợi nhớ về những ngôi sao trong trí nhớ của nhân vật Phương Định, đó là khoảng thời gian yên bình, hạnh phúc và ấm áp khi cô gái trẻ được sống trong tình thương của gia đình. Điều này cho thấy tấm lòng của cô luôn luôn hướng về gia đình, về nơi chôn rau cắt rốn.

    Những ngôi sao xa xôi còn là biểu tượng cho tâm hồn hết sức tươi trẻ, lãng mạn và mơ mộng của những cô gái thành phố đi là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Đây cũng là biểu hiện cho những khát vọng hết sức giản dị của những tâm hồn thiếu nữ, ước mơ về một cuộc sống êm ả, thanh bình. Điều này đối lập hoàn toàn với hình ảnh chiến tranh khốc liệt, không khí bom đạn bàng hoàng, tất cả những thứ tàn khốc này dường như đều trở nên lu mờ trước những ước mơ vô cùng tươi đẹp của các cô gái. Ánh sáng của những vì sao có thể không rực rỡ và chói lòa được như mặt trời, không sáng tỏ được như mặt trăng, phải thật sự để tâm mới có thể nhận ra ánh sáng tinh khôi của những vì sao. Qua đây, tác giả dường như muốn nói rằng vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong cũng giống như vẻ đẹp của những ngôi sao trời, phải thật chăm chú quan sát, cảm nhận thì mới thấy được những vẻ đẹp đáng được trân quý toát ra từ sâu trong tâm hồn họ.

    ba cô gái thanh niên xung phong đẹp tựa những ngôi sao xa

    Nhan đề của tác phẩm còn muốn nói lên rằng, ba cô gái đi làm thanh niên xung phong giống như những ngôi sao sáng trên bầu trời vô cùng rộng lớn, tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn toả sáng lấp lánh một cách diệu kì. Và họ càng tỏa sáng hơn nữa khi tràn đầy nhiệt huyết để luôn hoàn thành nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ. Sự tỏa sáng của họ khiến người dân Việt Nam bao đời đều cảm thấy khâm phục.

    Không những thế, nhan đề còn như một lời khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn của những thanh niên trẻ Việt Nam, đồng thời ca ngợi những phẩm chất đáng quý đó. Người Việt Nam luôn sẵn sàng đứng lên, tỏa sáng như những vì sao lấp lánh để chiến đấu bảo vệ sự tự do, độc lập của dân tộc.

    Dù là một câu chuyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, song, nhan đề của tác phẩm khiến cho người đọc không có cảm giác về sự ác liệt cũng như mất mát của cuộc chiến. Người đọc chỉ thấy ánh lên những niềm tin, những tia hi vọng lấp lánh như những vì sao trời, những tia hi vọng, những niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng – ngày mà đất nước được hoàn toàn độc lập. Và sự lạc quan toát ra ngay từ nhan đề chính là ẩn ý sâu sắc của nhà văn Lê Minh Khuê khi đặt tiêu đề Những ngôi sao xa xôi cho tác phẩm của mình.

    Nói tóm lại, qua nhan đề này, tác giả Lê Minh Khuê muốn làm nổi bật tâm hồn mơ mộng, trong sáng của những cô gái trẻ, đồng thời cũng muốn ca ngợi tinh thần dũng cảm của các cô gái trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ vì độc lập dân tộc. Các cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân trên tuyến đường Trường Sơn tàn khốc – đây cũng là biểu tượng, là hình ảnh đẹp tượng trưng cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng anh dũng thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

8 tháng 6 2020

Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác. 

" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát" 

Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Sau bao khát khao mong ước, hôm nay người con ấy có cơ hội được viếng lăng Bác, nỗi xúc động, nghẹn ngào thốt lên thành tiếng như thoả lòng mong mỏi gặp Bác bấy lâu. Nơi miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam đang dõi theo người, ấm áp biết bao. Đứng trước lăng là hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm, hàng tre ấy vẫn hiên ngang, đứng bên người, chở che cho người.

" Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Từ cảm xúc khi đứng trước lăng, tác giả bồi hồi nghĩ về con dân đất Việt, những con người Việt Nam anh dũng, kiên trung, cây tre là biểu tượng là hồn cốt của dân tộc Việt. Người Việt Nam vẫn luôn sáng ngời bởi sự gắn bó bền chặt, ý chí kiên cường, dẫu bão táp mưa sa, dẫu đất cằn sỏi đá vẫn hiên ngang, ngạy thẳng, thủy chung. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Theo dòng người, vào viếng lăng Bác, tác giả lại càng thương nhớ xúc động hơn bao giờ hết.

                        " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                          Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài " đi "bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.

" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".

Bác vẫn ở đấy thôi, chúng con từ khắp mọi miền đến bên người. Ngày ngày những dòng người vào thăm Bác trong niềm xúc động, nhớ thương khôn nguôi. Niềm yêu thương ấy  kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người. Cuộc đời dân tộc nở hoa dưới nhân cách và công lao vĩ đại của Người. Bác đã hiến trọn bảy mươi chín mùa xuân đẹp đẽ nhất cho dân tộc cho cách mạng, Bác đã làm nên mùa xuân mới cho đất nước, cho muôn dân.

Càng vào trong lăng, nỗi nghẹn ngào lại càng khó tả, càng mãnh liệt khôn nguôi khi bắt gặp hình ảnh người:

" Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

……

Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Bác đang yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu giữa một vầng trăng hiền  dịu, ánh trăng như Bác vậy, luôn ấm áp và dịu dàng, là kẻ tri âm tri kỉ với Người. Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương. Dẫu biết rằng Bác như bầu trời xanh kia vậy, luôn mãi mãi trường tồn, khắc sâu trong trái tim của muôn người, nhưng thực tại cũng khiến tác giả không khỏi đau lòng được. Không buồn sao được, không thổn thức, tiếc thương sao được khi bầu trời xanh của dân tộc đã ra đi mãi mãi. Tiếng thơ cất lên sao mà nhói lòng, mà thổn thức đến vậy. Càng bên Bác, tình cảm lại càng dạt dào, càng bứt rứt, quyến luyến chẳng muốn rời xa. Từng phút giây thiêng liêng được bên Người là khoảnh khắc quý báu và đáng trân trọng nhất, khi nghĩ đến việc phải xa Người lại không thể ngăn được những dòng nước mắt nuối tiếc, bịn rịn. 

" Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người. Từ " muốn làm" lặp đi lặp lại như diễn tả nỗi khát khao khôn nguôi được ở lại với Người, được bên Người thật lâu. Là con chim cất cao tiếng hót giữa bầu trời thanh bình, là đoá hoa toả hương ngào ngạt, là cây tre trung hiếu canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Mong ước ấy đâu chỉ riêng của Viễn Phương mà còn là tiếng lòng, là khát khao, ước nguyện của tất cả mọi người còn trên đất nước này gửi đến Bác. 

"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại", hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.

8 tháng 6 2020

á đù, copy mạng cũng được GP, vãi cả linh hồn, con cháu gì của quản lý olm rồi

13 tháng 6 2020

*Hạnh phúc của anh thanh niên là :
-Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

=> Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất nước , đồng thời anh cũng là người rất khiêm tốn, vô tư, đáng yêu.

*Với em , hạnh phúc đơn giản chỉ là khi :

- Được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy cây hoa hồng em trồng nở rộ trước hiên nhà,…


 

1 tháng 6 2020

- Cảm xúc:

+  Tư thế đối diện trực tiếp

+ “Mặt” là khuôn mặt của tri kỉ; quá khứ - hiện tại, thủy chung – vô tình;

+ “Rưng rưng” nỗi xúc động chân thành, nghẹn ngào.

+ Kỉ niệm ùa về (cấu trúc song hành, liệt kê):  bất ngờ

- Suy ngẫm, triết lí:

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” quá khứ thủy chung

+ “Im phăng phắc” nhân hóa: nghiêm khắc cảnh tỉnh; bao dung độ lượng

+ “Giật mình”: thức tỉnh, ăn năn để tự nhắc mình thay đổi

=> Tác giả gửi gắm lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí uống nước nhớ nguồn ân nghĩa, thủy chung

16 tháng 6 2020

*Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh , đáo để nhưng lại thương cha hết mực :

-Nó cất gọi tiếng cha đúng lúc cha nó phải lên đường.Nó chạy lại ôm hôn cha của nó.Những giọt nước mắt chảy ướt đẫm trên cằm , chảy đầm đìa trên má.

-Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Xét cho cùng , bé Thu cũng chỉ vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng.Chính thái độ ương ngạnh , ngang bướng đó lại là biểu hiện vô cùng tuyệt vời của tình cha con giữa bé Thu và Ông Sáu.