Đề bài Viết thân bài về tinh thần đoàn kết
GIúp mik với !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 2
Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Tham khảo nha !!
Bài 1 :
Gia đình tôi sống hoà thuận, đầm ấm nên đã được khu phố trao bằng “ Gia đình văn hoá mới ”. Anh tôi theo nghề của mẹ, dạy học ở trường Trung học Sư phạm thành phố. Hàng ngày anh lo kiểm tra bài vở, giúp đỡ, chỉ bảo cho em tôi đang học lớp Bốn. Chị dâu lại là học trò của bố, làm bác sĩ ở bệnh viện, nhưng về nhà lại lo công việc nội trợ. Bố mẹ tôi rất hài lòng khi thấy chúng tôi biết nhường nhịn, san sẻ cho nhau miếng ăn ngon, cũng như cưu mang, đỡ đần nhau những công việc trong gia đình.
Bài 2 :
Nói về thói vô trách nhiệm, có ý kiến cho rằng: “Như một thứa-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bằng cách so sánh, ý kiến trên đây đã chỉ rõ tác hại xấu ghê gớm của thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội, nghĩa là nó có thể làm băng hoại mọi quan hệ tốt đẹp vốn có giữa con người với con người, làm sa đọa đạo đức và tâm hồn con người trong xã hội.
Trước hết, ta cần hiểu thê nào là tinh thần trách nhiệm, thói vô trách nhiệm. Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải làm tròn, nếu kết quả không tốt hoặc chưa hoàn thành thì phải gánh chịu phần hậu quả. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất đẹp thể hiện ý thức và sự nỗ lực làm tốt công việc của mình được giao nhận. Tinh thần trách nhiệm cao bao nhiêu thì ý thức phấn đấu, sự nỗ lực bản thân, sức phấn đấu của bản thân lại cao bấy nhiêu!
Trái với ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm cực kì xấu xa, nó làm cho con người sống ghẻ lạnh, dửng dưng trước mọi sự việc xảy ra xung quanh, sống chỉ biết mình, không quan tâm tới công việc chung, vô cảm và vô tình với đồng loại. Thói vô trách nhiệm làm phát triển tính ích kỉ, xô đẩy bản thân vào ngõ cụt, không hề quan tâm tới người thân trong gia đình, quan tâm tới mọi người trong xã hội. Thậm chí đối với bản thân; thói vô trách nhiệm đã hủy hoại nhân tính, làm méo mó nhàn cách. Đạo lí dân tộc coi trọng tình thương, trọng tình làng nghĩa xóm. Nhưng khi thói vồ trách nhiệm đã ăn sâu vào xương tủy, vào tim óc thì "nạn nhân” sống vô tình vô cảm: "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, hoặc “Cướp đến thì cướp cả làng/ Đâu cướp nhà chàng mà thiếp phải lo!” (Tục ngữ). Hắn né tránh trước mọi công việc chung của gia đình và xã hội; chỉ biết xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. Hắn coi chuyện giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp là của thiên hạ!
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: "Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con". Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: "Con giỏi lắm". Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: "O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu" cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: "Thật tuyệt vời!". Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: "Mẹ ơi con lạnh lắm". Mẹ sờ trán em và bảo: "Không sao đâu con bị sốt đấy". Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: "Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà". Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Bạn tham khảo nhé !
Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
I. Mở bài
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.
- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?
II. Thân bài
a. Miêu tả mẹ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
+ Nụ cười: ấm áp, hồn hậu
+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
+ Vóc người: cân đối.
+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
- Tính cách:
+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.
+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ
- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.
- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.
c. Cảm nhận về mẹ
- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
- Không gì có thể thay thế cho mẹ.
III. Kết bài
- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.
Bạn tham khảo !
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội !
Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần "sống có trách nhiệm" rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề "sống có trách nhiệm" để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có".Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?"Live each day as it come!" (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.
Bạn tham khảo ạ !
Mk làm sai thì cho sorry nha:
a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:
- Thời gian: Cuối thu
- Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:
- Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.
- Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường
- Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.
- Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.
Phương thức biểu đạt trong bài "Tôi đi học" là: Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Miêu tả: "Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm"
- Biểu cảm: "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất"
Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chính tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giúp con người làm nên mọi thành công. Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. Thực tế đã chứng minh nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng. Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc ta là biểu hiện sinh động cho sức mạnh tinh thần đoàn kết.
Khi đất nước có chiến tranh, toàn dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi. Khi đất nước hòa bình, toàn dân lại chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng. Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước. Để xây dựng và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết, mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Mỗi cá nhân cũng cần hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Kiên quyết phê phán, lên án người không có sự đoàn kết, các cá nhân sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Để có được tinh thần đoàn kết, trước hết phải hiểu thế nào là đoàn kết? Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất, sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết. Đoàn kết không chỉ tạo nên một cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn mà còn là một khối thống nhất có sự vững mạnh hơn bất cứ một thành phần độc lập, riêng lẻ nào khác. Tinh thần đoàn kết trong con người được thể hiện rất cụ thể, đó là sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, cùng chung tay hợp sức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng, đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa bình và tự do như hôm nay.