K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

- Tìm hiểu đề.

- Vai trò của môi trường đối với con người.

- Khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sống.

* Dàn bài.

1. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...

+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:

+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.

+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...

- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

24 tháng 8 2021

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra biển. Tình yêu nhà, yêu miền quê trở thành tình yêu Tổ quốc” (Lòng yêu nước”- Ilia Erenbua). Cuộc sống dẫu có bao biến thân, nhân loại dù có ở thời kì chiến tranh hay thời bình thì trong mỗi chúng ta cũng luôn có tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn.

Cuộc đời của mỗi cá nhân vốn là một cuộc trường chinh, chúng ta có thể vì cuộc sống mưu sinh, vì một lý do cá nhân mà dịch chuyển về nhiều nơi khác nhau nhưng quê hương, đất nước thì chỉ có một mà thôi. Ấy là nơi trao cho ta dòng máu luôn chảy trong tim, là nơi trao cho tính cách và tâm hồn.

Tình yêu quê hương, đất nước là yêu cảnh sắc của quê hương mình. Những cảnh sắc ấy không phải là những gì lớn lao, kì vĩ, hùng hào, mà đến từ những gì bình dị và thân thuộc nhất. Ấy là cây đa, mái đình nơi gắn bao kỉ niệm ấu thơ. Ấy là con đường rợp bóng ta đi hằng ngày. Ấy là dòng sông tắm mát tuổi thơ. Ấy là cảnh sắc núi non hùng vĩ mà thơ mộng trải dọc nam chí bắc. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hiện lên với cái tôi yêu Huế, yêu sông Hương, vì yêu mà sẵn sàng công phu đi kiếm tìm một huyền thoại về cái tên của nó và yêu Huê, chính là yêu quê hương, yêu đất nước đó thôi.

Tình yêu với quê hương, đất nước, chính là vì đất nước mà hi sinh con người mình. Hầu như mọi dân tộc đều phải trải qua những cuộc chiến tranh trường kì và gian lao, những cuộc chiến ấy đã làm đổ máu không biết bao người con của họ trên mảnh đất mẹ. Trong cuộc chiến tranh trường kì ấy, đất nước phải bảo vệ lãnh thổ của mình thì tình yêu với người mẹ đất nước ấy trước hết là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ đời Triệu, đến đời Đinh, đời Lý, đời Trần,.., đời nào cũng vậy, nếu không là chiến tranh ngoại quốc thì là nội tộc. Nếu không nhòe tình yêu nước của bao người thì dân tộc ta có được độc lập như ngày hôm nay? Nếu không nhờ những người như bác sĩ Đặng Thùy Trâm, như mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, như anh Nguyễn Văn Thạc,.. bỏ lại phía sau cả một thời thanh xuân thì bầu trời xanh, thì một đất nước không có bom rơi, đạn nổ, chúng ta có thấy?

Khi đất nước đi qua thời chiến, trở về với thời bình, mỗi người dân không còn là một chiến sĩ mà trở về là những người bình thường trong cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn. Yêu nước giờ đây là đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Con người, dù trên mặt trận nào cũng nguyện cống hiến hết sức mình để đưa đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mọi giá trị văn hóa lâu đời của quê hương xứ sở đang ngày càng mai một thì là một người con của đất nước, chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị đó. Trong bối cảnh giao lưu giữa Đông - Tây, yêu quê hương, đất nước còn là hiếu khách, là hòa nhập mà không hòa tan, là giữ gìn thể diện, giữ gìn hình ảnh đất nước với bạn bè năm châu.

Tình yêu quê hương, đất nước không phải đến từ những lời nói chung chung, những xáo ngữ mà phải bắt đầu từ hành động, từ trái tim của mỗi chúng ta. Quê hương, đất nước mãi chỉ có một, do đó, hãy luôn hướng về nó như hướng về người mẹ kính yêu…

24 tháng 8 2021

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời

24 tháng 8 2021

Giải thích:

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian.

Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước.

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Bài thơ  được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong  bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan.

+ Phong thái này thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng Giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng

-> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.

Hok tốt

24 tháng 8 2021

Tác phẩm Tôi đi học được theo thể loại hồi ký ghi lại cảm xúc và những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi thơ trong ngày tựu trường

24 tháng 8 2021

tác phẩm tôi đi học đk viết theo thể loại hồi ký nha bn

HT~

19 tháng 8 2021

" 1 cuộc thám hiểm thực sự ko phải cần 1 vùng đất mới mà ở chỗ cần mọt đôi mắt mới" 

Hc

ngoan:) cái này mik nghĩ cx có thể là ko đúng

20 tháng 8 2021

bn"Trần Thọ Thùy Dương" sai r

"Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mơi"ý là Khó khăn mà ta trải qua không pk nhằm đến đích mà là một tương lai mơi,tươi sáng,tốt đẹp hơn.