K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Để thuyết minh về đồ vật thì chúng ta có thể làm về đồ vật chung hoặc là riêng. Mk làm bao quát nhé!!!

đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu về nguồn gốc cũng như công dụng của nó một cách cụ thể và có số liệu nhất định thì càng tốt nha.

- Nó được sản xuất và phát minh bởi ai

- hiện nay đang trong đà phát triển và cải tiến như thế nào và bạn dự đoán trong tương lai nó sẽ trở nên quan trọng như thế nào với nhân loại, và bạn dự tính nó sẽ hiện đại ra sao

- Nhận xét đôi chút về nó bạn có thể thêm đoạn kết khi nó là nói trước mọi người:các bạn nghĩ sao về đồ vật ấy

Đơn giản vậy thui nha k cho mk nha

15 tháng 10 2021

BẠN THAM KHẢO NHA !

a)Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích

b)Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực. Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

c)Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh

– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh; – Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

d)Các phương pháp thuyết minh. - Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

hok tốt ~~~

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

 

Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 8

 
Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã để nhân vật ông Giáo nói lên quan niệm của mình về cách nhìn con người, cuộc đời. Vận dụng kiến thức trong bài phân tích truyện ngắn Lão Hạc, em hãy trình bày ý hiểu của mình về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Bài viết liên quan

 

 
 

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

14 tháng 10 2021

help me please

14 tháng 10 2021

Có lẽ đối với mỗi người, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Với riêng em cũng vậy. Người mà em yêu quý nhất trong gia đình chính là bà nội của em.

Năm nay bà em đã gần bảy mươi tuổi, nhưng bà vẫn còn minh mẫn lắm. Bà em có dáng người nhỏ. Lưng của bà đã bị còng xuống. Đó là dấu ấn còn lại của cả một cuộc đời nhọc nhằn vất vả. Biết bao năm tháng bà đã làm việc cần mẫn để nuôi gia đình. Bà có một khuôn mặt phúc hậu. Mái tóc đã bạc trắng. Làn da in hằn dấu vết của thời gian nhưng vẫn toát lên vẻ hồng hào tươi sáng. Đôi mắt của bà đã mờ đục đi nhiều. Nhưng cái nhìn trìu mến không vì thế mà bị phai nhòa, em có thể cảm nhận được từ ánh nhìn của bà là cả bầu trời yêu thương với con cháu. Trong mắt của em, bà vẫn đẹp - một vẻ đẹp hiền từ như những bà tiên trong truyện cổ tích.

Em thích nhất là đôi bàn tay của bà. Đôi bàn tay với những nếp nhăn nheo nhưng rất ấm áp. Đôi bàn đại đã làm lụng lo cơm ăn áo mặc cho cả gia đình. Em vẫn thường ngồi bên nghe bà kể chuyện, rồi nắm lấy bàn tay bà áp lên gò má của mình. Hơi ấm mà bàn tay mà mang lại như một nguồn sức sống ấm nóng sưởi ấm tâm hồn em. Những vất vả trong cuộc sống vẫn không làm mất đi sức khỏe và sự minh mẫn của bà. Bà nội của em vẫn có thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn. Bà vẫn nhớ rõ những câu chuyện ngày xưa để kể cho em nghe. Nhờ có bà mà em đã thấu hiểu hơn nỗi khổ cực của nhân dân ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Buổi tối đến, em thường ngủ cùng bà, rúc đầu vào cánh tay của bà nghe bà kể cho những câu chuyện cổ tích.

Thời gian trôi qua, em ngày một khôn lớn hơn, còn và em thì ngày càng càng già đi. Có nhiều đêm đông khi giật mình tỉnh dậy em thấy dáng hình gầy gò của bà đang tỉ mẩn đan cho em chiếc áo ấm. Tình yêu vô bờ ấy của bà, còn có câu từ nào có thể diễn tả được nữa. Em lại cảm thấy thương bà nhiều hơn nữa.

Công việc của bố mẹ em rất bận rộn. Hầu như từ nhỏ tới lớn, em đều do một tay bà nội chăm sóc. Em lớn lên nhờ có sự chăm sóc ân cần và ấm áp, nhờ những cái ôm động viên, những cái xoa đầu khích lệ. Bà còn dạy em phải biết yêu thương, biết chia sẻ với mọi người. Nhờ có sự động viên của bà mà em đã cố gắng học tập thật tốt để tương lai sẽ trở thành một người có ích cho xã hội.

Thời gian qua đi thật nhanh, nhưng với em thì bà nội vẫn là người thân mà em gắn bó nhất trong cuộc đời. Em hy vọng bà sẽ luôn khỏe mạnh để sống với em thật lâu hơn nữa. Từ tận đáy lòng, em muốn gửi lời yêu thương đến người bà của mình.