K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2024

Lượm hi sinh hi đang làm nhiệm vụ đưa thư , chú hi sinh ở các đồng lúa chín vàng.

1 tháng 2 2024

Em mà cần gấp thì phải tự viết thôi em chứ h viết thì ko nhanh đc bạn ạ!

31 tháng 1 2024

Lên gu gồ tra cho nhanh 

Câu 9.  Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.” Câu 10. Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn...
Đọc tiếp

Câu 9. 

Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.”

Câu 10.

Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn luyện đức tính khiêm tốn. (1 điểm)

Bài đọc:

VÕ SĨ BỌ NGỰA

        Bọ Ngựa leo xuống gốc cây, rún cẳng nhảy một bước nhảy ra khỏi bụi hồng, đi từng bước chững chạc trên bãi cỏ. Mỗi khi nhấc chân lên, nó lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ, ra lối ta đây con nhà võ nghệ. Cái mặt thì vênh vác, đưa sang bên nọ, bên kia, để xem có ai nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ không.

        Đang trịnh trọng đi, bỗng Bọ Ngựa sững lại. Có cái gì đang động đậy trong bụi cỏ trước mặt. Hai cái râu đen thò ra. Thì ra là một chú Châu Chấu Ma đương lừ lừ gặm cỏ. Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm. Châu Chấu Ma kêu làng nước rầm rĩ. Bọ Ngựa buông Châu Chấu Ma ra, rồi hống hách bảo:

        - Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! Rõ chưa?

        Một ngày kia, Bọ Ngựa nghe tiếng đồn Dế Mèn vừa đi du lịch tứ xứ trở về. Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. Cu cậu bèn rủ Châu Chấu Ma và Gián Ông đi du lịch nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ không đủ sức theo hầu. Thế là Bọ Ngựa lên đường một mình.

        Đương đi bỗng nghe một tiếng động mạnh trước mặt, cu cậu ngẩng lên, thấy một con quái vật trông gồ gồ như một viên đá, sắc mình đen sì và bóng loáng, chỉ trừ hai cái vạch trắng ở hai bên mắt. Đó là bác Cồ Cộ hay đậu trên những thân cây dừa, cây cau và kêu cồ cộ. Cồ Cộ hỏi:

        - Bọ Ngựa kia, đến đây làm chi?

        Thấy Cồ Cộ căn vặn như thế, Bọ Ngựa liền thách thức:

        - Định đấu gươm với ta chăng?

        Cồ Cộ cười ha hả:

        - Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra.

        Nói rồi, Cồ Cộ quắp ngang lưng Bọ Ngựa, giương cánh, bay tít lên ngọn dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả hai chân, rúm cả càng, nhắm tít mắt lại. Bốn xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đã ở trên ngọn cây dừa. Nó bảo Bọ Ngựa:

        - Muốn sống, muốn tốt, phải quay về ngay với mẹ.

        Bọ Ngựa được buông xuống đất, chạy biến ngay về cành hồng cũ. 

        Mươi hôm sau, mẹ nó về. Nghe kể chuyện, mẹ nó bảo:

        - Bác Cồ Cộ nể mẹ, thương con nên chỉ dạy dỗ để con mở mắt ra thôi. Ngày mai, mẹ sẽ dẫn con đến nhà bác để xin lỗi.

        Nghe mẹ nói, Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.

(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài)

0
31 tháng 1 2024

Mỗi người trong đời chắc chắn đều từng làm được một việc tốt. Em cũng vậy. Khi làm được việc đó em cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Và nhờ vậy mà em nhận ra rằng mình cần phải làm thêm nhiều việc tốt hơn nữa.

Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Đầu tiên, chúng em có thể đóng góp bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Thứ hai, chúng em có thể đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.

Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng.

Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em kể cho mẹ nghe về công việc học tập ở lớp. Nghe thấy giọng của mẹ là em biết rằng chắc chắn mẹ đang rất vui. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là những lời ca trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích cho xã hội.

Câu 9.  Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm) “Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm…” Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc khi đọc truyện “Chào Mào và Sáo Sậu”. Viết đoạn văn 5 - 7 câu. (1 điểm) Bài đọc: CHÀO MÀO VÀ SÁO SẬU     Chào Mào và Sáo Sậu...
Đọc tiếp

Câu 9. 

Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm)

“Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm…”

Câu 10.

Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc khi đọc truyện “Chào Mào và Sáo Sậu”. Viết đoạn văn 5 - 7 câu. (1 điểm)

Bài đọc:

CHÀO MÀO VÀ SÁO SẬU

    Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu,…

     Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.

      Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:

      - Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay.

      - Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé.

      Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng kí, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối.

     Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo:

      - Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui.

       Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát:

       - Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à?

       - Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè.

       Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.

       Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?

(Trích “Xóm bờ giậu” - Trần Đức Tiến)

2
30 tháng 1 2024

Bài học mà em tâm đắc khi đọc truyện "Chào Mào và Sáo Sậu" là tình yêu thương và sự chia sẻ có thể tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Truyện cho thấy rằng khi mỗi người đều có lòng quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ nhau, thì mọi khó khăn và thử thách sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Sự đoàn kết và sự tương trợ giữa các nhân vật trong truyện đã truyền cảm hứng cho em rằng, bất kể khó khăn có đến đâu, chúng ta luôn có thể vượt qua nếu có nhau.

28 tháng 2 2024

loading...