K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn giải thích học vấn là gì

Sách là gì đã nha

Tham khảo

https://doctailieu.com/hoc-van-khong-chi-co-duoc-thong-qua-viec-doc-sach

8 tháng 5 2021

Tình yêu thương không chỉ ở lời nói mà còn phải được thể hiện qua hành động cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của tình yêu thương là thông qua hành động lời nói, cử chỉ, thái độ ứng xử của ta với mọi người xung quanh. Tình yêu thương ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được mở rộng đối với những người xa lạ hay đối với xã hội. Đó cũng không nhất thiết chỉ là tình cảm cá nhân với cá nhân mà đó còn là tình cảm giữa cá nhân với một tập thể một cộng đồng rộng lớn. Hay đó không nhất thiết chỉ là tình cảm giữa người với người mà đó còn là tình cảm đối với những món đồ vật hay với động vật thế giới xung quanh. Đó là sự rung động xúc cảm, là sự đồng cảm trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nhìn thấy một cụ già qua đường ta thấy xót thương, rung động và lo lắng. Từ suy nghĩ ấy ta hành động cụ thể bằng việc dắt cụ già qua đường. Nhìn thấy một chú chó bị ai đó vứt bỏ ven đường, ta động lòng và tìm cách giúp đỡ chú. Chỉ vài hành động nhỏ như thế thôi cũng đủ thể hiện tình yêu thương của ta dành cho mọi vật xung quanh. Khi nghị luận xã hội cũng như viết đoạn văn về tình yêu thương con người, ta thấy tình yêu thương được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó có thể là tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, trong các mối quan hệ như tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa anh chị em, giữa họ hàng thân thiết,… Nhìn thấy mẹ vất vả nấu từng bữa cơm trong gia đình, ta xúc động và tìm cách phụ giúp mẹ. Nhìn thấy bố đi làm vất vả lưng áo đổ đầy mồ hôi, ta cảm thấy xót xa và yêu thương bố nhiều hơn. Thấy tóc của ông bà ngày bạc, lưng càng còng dần xuống, tự nhiên ta thấy lo lắng và quan tâm đến ông bà. Hay đó cũng có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ, thoáng lướt qua nhau trên đường. Thấy một cháu bé lạc đường, ta tốt bụng giúp cháu bé tìm về nhà. Hay chỉ đơn giản là một câu chỉ đường với một người xa lạ trên đường. Có thể thấy, tất cả những điều ấy, chính là điển hình cho tình yêu thương. Có thể thấy, tình yêu thương luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Trong xã hội hiện nay, nếu như nói tình yêu thương dường như đang dần mất đi và con người càng trở nên vô cảm thì có lẽ không hoàn toàn hợp tình hợp lý. Bởi lẽ bởi vì sự đảo lộn trắng đen của những mặt người tồn tại khiến cho tình yêu thương chỉ là ngọn lửa nhỏ bé mong manh. Tình yêu thương có thể dễ tìm thấy hay không thì có lẽ phải đến từ tác động bên ngoài.

8 tháng 5 2021

đc đấy.Mk cảm ơn bạn nhìu XD

10 tháng 5 2021

Không nên thay từ lướt bằng từ đi hoặc trôi. Bởi vì từ lướt thể hiện được con thuyền lướt trên biển một cách nhẹ nhàng và nó còn làm hình ảnh thơ trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn (Cái này mik nói khái quát thôi, tại mình cũng không chắc chắn lắm, bạn có thể dựa vào câu của mình)

8 tháng 5 2021

câu 2 : Mã Giam Sinh vi phạm phương châm lịch sự

12 tháng 5 2021

Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.

 

Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.

 

 

 

 

Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

 

Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.

 

Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.

 

Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.

7 tháng 5 2021

thơ thì bạn có thể tìm trên mạng -_-

     Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thộc của văn chương trung đại, Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.     Hãy phân tích những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?                                                 Vân xem trang trọng khác vời,                                           Khuôn trăng...
Đọc tiếp

     Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thộc của văn chương trung đại, Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

     Hãy phân tích những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?

                                                 Vân xem trang trọng khác vời,
                                           Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
                                                 Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
                                           Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
                                                 Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
                                           So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
                                                Làn thu thủy, nét xuân sơn,
                                          Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
                                                Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
                                          Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Cảm ơn!

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.

Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản du khách sẽ cảm nhận ngay được văn hóa đọc của người Nhật ở khắp nơi: Người Nhật đọc sách trên tài điện ngầm, xe bus hay bất cứ lúc nào họ có thời gian. Ngay cả trong tư thế đứng lắc lư ở xe bus cũng không khiến họ rời mắt khỏi những trang sách.Hiệu sách có ở khắp mọi nơi và thường tập trung ở những đường ngầm dưới mặt đất. Vào giờ nghỉ trưa, người Nhật thường tranh thủ tản bộ tới đây để tìm một cuốn sách ưng ý và đọc mọi lúc mọi nơi họ có thời gian.

Theo kết quả nghiên cứu của Research Bank, văn hóa đọc của người Nhật vô cùng phát triển: Hơn một nửa dân số Nhật đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Thời gian đọc sách thường xuyên nhất là khi họ rảnh rỗi ở nhà và trước khi đi ngủ.

Trong rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, không bao giờ thiếu nguyên nhân của tinh thần hiếu học. Văn hóa đọc của người Nhật là yếu tố then chốt để tạo nên những con người Nhật văn minh, hiểu biết và sáng tạo.Đất nước Nhật Bản hoàn toàn là những quần đảo và không có bất kỳ tài nguyên nào ngoài gỗ và biển. Nhật Bản cũng là đất nước chịu nhiều thiên tai nhưng lại có nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu.Sau bất kỳ thiên thai nào, người Nhật cũng cùng đoàn kết, dùng sức lực và trí lực để khôi phục lại mạnh mẽ hơn trước. Nếu không duy trì, phát triển văn hóa đọc, Nhật Bản khó có thể đạt được những thành tựu mà cả thế giới vẫn luôn ngưỡng mộ.

(Văn hóa đọc của người Nhật thách thức mọi loại hình giải trí hiện đại-Theo Dân trí 2017)

Câu 1: Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Theo em người viết, sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, những thành tựu mà Nhật Bản có được khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ...là do đâu?

Câu 3: Em có nhận xét gì về thực trạng văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Câu 4: Em có ý tưởng gì để xây dựng ''văn hóa đọc'' của giới trẻ Việt Nam cho bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn?

1
20 tháng 2 2022
Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào
6 tháng 5 2021

D bạn ơi