K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2021

Trả lời: 

lớp 9 học kì 1 thi về nghị luận em nhé. tuỳ từng trường cho nghị luận về cái j

đừng đăng linh tinh

~HT~

14 tháng 6 2021

Mk nghĩ là dạng nghị luận xã hội hoặc gì đó

Còn vào bài nào thì mk ko biết 

:)

13 tháng 6 2021

có nha

13 tháng 6 2021

sao bạn biết là có vậy?

“Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý...
Đọc tiếp
“Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!
Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ”
(Kim Vân Kiều truyện- Thanh Tâm Tài Nhân, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,1999)
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều và so sánh với đoạn văn trên để làm rõ sự sáng tạo của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều”
Cho mình xin dàn ý chi tiết được với ạ
 
1
11 tháng 6 2021

c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích: - Nghệ thuật: Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệthuật tả người bậc thầy của Nguyễn Du. Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệthuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của con người bằng những hình ảnh ước lệ, tượngtrưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá, nhân hoá, tiểu đối…vàmột lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt.

- Nội dung: Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoantrang; Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn. Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về sốphận của hai nhân vật. Đây cũng là đoạn trích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độtrân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người:
#HT#
 

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

    + Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

    + Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

        ⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

9 tháng 6 2021

 Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam

8 tháng 6 2021

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

undefined

2
5 tháng 6 2021

WAT ?

trong Nghệ thi sớm thế ~

ngoài hà nam này 22 ; 23 mới thi

16 tháng 6 2021
Câu 1: ( 2,0 điểm )
a. Từ làm phép nối: nhung.
b. Từ láy: xào xạc.
c. Nội dung câu văn: nói lên sự hi sinh của cây không quản giông bão để che chở cho đàn chim cũng giống như cha mẹ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cả một đời để che chở cho con, mong con có được những điều tốt đẹp nhất.
d. Thông điệp: cha mẹ mãi là những người yêu con vô điều kiện, sẵn sàng bảo vệ, che chở cho con và mãi là bến đỗ bình yên để con trở về.
Câu 2 :  ( 3 ,0 điểm )
''Có một ngày , bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn'' .  Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú. Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!
Câu 3 : ( 5 ,0 điểm _)|

Ngoài trời, mưa phùn bay, chợt nghe vang vọng đâu đây giai điệu bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương. Những lời thơ giản dị nhưng có sức ám ảnh lạ thường trong tâm trí độc giả. Những điều người cha nói với con trong bài thơ phải chăng cũng chính là lời căn dặn yêu thương mà biết bao nhiêu người cha muốn con mình thấu hiểu ? Mỗi lần đọc bài thơ là một lần ta cúi đầu thành kính trở về với cội nguồn, với những gì thân thương nhất. Mượn lời người cha tâm tình với con, nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con người là vô hạn. Các con lớn lên từng ngày trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ở bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh giản dị, Y Phương đã phản ánh sinh động không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.”

Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói. Điệp ngữ “bước tới” và động từ “chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cài hồn của bức tranh. Cách thể hiện cách nghĩ của nhà thơ thật độc đáo. Khi đứa con chập chững đi từng bước, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận. Đó là một gia đình hạnh phút: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng, căn nhà luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.

Đứa con trường thành trong cuôc sống lao động cần củ của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiện đẹp đẽ, thơ mộng của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày, cha mẹ càng yêu quý thêm mảnh đất của tổ tiên, ông bà đã để lại. Câu thơ bật thốt lên từ trái tim chứa chan tình cảm sâu nặng :

“Người đồng mình yêu lắm con ơi!”

Nhà thơ tự hào về những người cùng sống trên mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng cho con mình nên vóc nên hình. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả như những hình ảnh trong thần thoại :

“Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.”

Các động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng cao. Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đều trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng “câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. 
Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Rừng núi quê hương đã che chở, nuôi dưỡng nhiều thế hệ trẻ về tâm hồn lẫn lối sống:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”.

Rừng đâu chỉ cho chúng ta nhiều gỗ, lâm sản quý giá mà còn “cho hoa”. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “cho những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Với Y Phương, con đường ấy là hình bóng thân thuộc của quê hương: con đường vào bản, con đường vào thung, ra rừng, ra sông, ra suối, là con đường đi học, con đường làm ăn hay cũng chính là con đường đi tới mọi chân trời, mọi miền đất nước. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.

Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đã nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc.

“Cha me mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Ngày cưới cha mẹ - cái “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” - ngày cha và mẹ được tác hợp bởi “duyên trời” - cũng ngày đó sự sống của con đã bắt đầu phôi thai. Người cha muốn con mình biết về ý nghĩa của ngày ấy - kỉ niệm thiêng liêng không bao giờ phai mờ đối với mẹ cha và giờ đây lại in dấu trong lòng con. Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con. Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình… Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu.

Từ hiểu biết về cội nguồn quê hương, cha muốn nhắn nhủ con sống sao cho xứng đáng với những người đi trước, sống cho đẹp với nơi chôn rau, cắt rốn. Tạo hoá sinh ra và trao cho ta một thể xác, một linh hồn. Đừng bao giờ hèn hạ đánh mất mình. Người cha muốn con sống cao thượng vì đó là nguồn sức mạnh để con trưởng thành. Quê hương là tấm gương lớn để con soi vào mỗi khi lạc bước. Con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.

Đọc những vần thơ của Y Phương, ta như đang gặp chính làng quê mình, tâm hồn mình như đang được soi chiếu. Con sinh ra từ mẹ cha, con lớn lên bằng tình thương yêu và con sẽ trưởng thành từ nhận thức về cội nguồn, về sức sống mãnh liệt của làng quê mình. Mỗi làng quê là một phần trong đất nước và mỗi làng quê cũng là một phần trong trái tim con người - trái tim cha và con.