K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên cánh. Hoa mọc thành chùm, các chùm gắn với nhau ở đầu cành. Mùa hè, cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ, đỏ rực một vùng. Quả phượng giống quả đậu to kì lạ, dài đến ba mươi phân, to khoảng năm phân. Mùa đông, quả khô lại, đung đưa theo gió.

a, Đọan văn thuyết minh về đối tượng nào?

b, Chỉ ra các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đọan văn?

c, Xác định yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọan văn? Tác dụng?

d, Ngoài những đặc điểm đã trình bày về đối tượng thuyết minh trong đoạn văn, khi giới thiệu về đối tượng này, em có thể trình bày những đặc điểm nào nữa?

0
15 tháng 9 2021

trong vở ghi đó mở ra mà xem

15 tháng 9 2021

Từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân VN , là biểu tượng cho những phẩm chất của cn ng VN : nhũn nhặn , đoàn kết , thuỷ chung , bất khuất ... Tre luôn mọc thẳng , mọc thành chùm thể hiện sự kiên cường và đoàn kết của nhân dân ta . và tre , những tiếng sáo trúc đã mang lại những tuổi thơ với những chiếc nôi tre và điếu thuốc lá cho niềm vui của cụ già . Yêu sao cây tre Việt Nam đã gắn bó với cn trong đời sống . Dù công nghệ có phát triển nhưng tre vẫn tồn tại trong tâm hồn dân tộc

15 tháng 9 2021

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanhChẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc…” “tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…”. Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc… tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo. Từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chăm sóc và yêu thương như người thân trong gia đình. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Qua đây, chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ.

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

15 tháng 9 2021

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ" đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

tác giả đã liên hệ lối sống của bác vs cách sống của những bậc hiền triết : nguyễn trãi 

tác dụng thể hiện lối sống giản dị thanh cao 

+phong cách HCM : kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại 

từ đó em học tập được lối sống vô cùng giản dị của người chủ tịch ,lối sống vô cùng đơn giản mang lại sự gần gũi giữa bác và mọi nhân dân 

"mik cũng đang học nên có ghi nhiều lắm ,ko bt đúng ko :))

14 tháng 9 2021

Những hình ảnh so sánh và liên tưởng của tác giả về phong cách sống của Bác đến những nhân vật khác là:

Một là sự so sánh đến việc trên thế giới không bao giờ có một vị lãnh tụ, tổng thống hay vua hiền nào có thể sống giản dị, thanh bạch và tiết chế như Bác.

Hai là sự liên tưởng đến sự tương đồng trong lối sống của Bác với các danh nho, nhà hiền triết dân tộc xưa kia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Việc so sánh và liên tưởng như vậy để khẳng định được phẩm chất giản dị, thanh cao đặc biệt của Bác. Đó là đức tính giản dị, thanh bạch vô cùng đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. Đồng thời, đó cũng là lối sống gần gũi với thiên nhiên, là lối sống giản dị để nuôi dưỡng tâm hồn được an nhiên mà vẫn sôi nổi, thanh bạch và yêu sự nghiệp đấu tranh cách mạng của chính mình mà ta thấy được ở Bác Hồ.

14 tháng 9 2021

Hiện nay, tại một số vùng và vị trí có tính chất nhạy cảm và có tranh chấp như: biển Đông, bán đảo Triều Tiên hay Syria,.... đều tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hoặc xung đột. Vũ khí hạt nhân được con người khai thác và sáng chế để phục vụ mục đích quân sự và chính trị của chính quốc gia. Các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân tựa như một cuộc ráo riết trang bị và xây dựng tiềm lực quân sự của chính quốc gia mình. Tại những vùng tranh chấp đó, khả năng xảy ra những cuộc chiến tranh vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Hậu quả do vũ khí hạt nhân đem đến là không thể tưởng tượng được, tựa như có thể đưa trái đất trở về trạng thái nguyên thủy như 3 tỷ năm về trước vậy. Điều phi lý chính là ở chỗ tiền của dành cho những vũ khí hạt nhân tiềm ẩn sự hủy diệt trái đất đó có thể được dùng để cứu trái đất, làm những việc có ích hơn. Vì vây, để có thể đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, cần sự chung tay của nhân loại toàn thế giới. Hơn nữa, những mối hiểm họa của các cuộc nội chiến, hay chạy đua vũ trang cũng đến với cuộc sống người dân. Đó là sự đe dọa từng giây từng phút đến tính mạng, sự an toàn của cuộc sống người dân. Và rồi nó kéo theo biết bao những rối ren về chính trị và dân sinh khác nữa. Ta vẫn chứng kiến biết bao nhiêu làn sóng tị nạn của những người dân ở những vùng chiến tranh liên miên kéo dài. Sự rối ren, bất ổn trong cuộc sống đó đã gây nên nỗi đau, nỗi khổ của người dân vô tội và thậm chí là những cái chết thương tâm. Nạn nhân của những sự bất ổn về nền hòa bình thế giới hiện nay càng tệ hơn nếu là trẻ em, thế hệ mầm xanh của đất nước. Dẫn chứng chính là cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển do làn sóng tị nạn. Rõ ràng, chúng ta đều ý thức được nỗi đau khổ mà chiến tranh hạt nhân, sự bất ổn về hòa bình đem đến cho con người. Một ngày nào đó, con người đứng trước nguy cơ trái đất bị tận diệt bởi vũ khí hạt nhân, mọi sự sống trên trái đất sẽ biến mất không còn chút dấu vết như 3 tỷ năm về trước. Là một công dân, em ý thức được những việc làm của bản thân để giữ gìn được nền hòa bình thế giới. 

13 tháng 9 2021

Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng,các em cần phải rèn luyện để có thể thành con người có ích.Ngoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”  và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, trẻ em cần làm bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.

13 tháng 9 2021

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa.