K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB.Khúc ca khải hoànC.Áng thiên cổ hùng vănD.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB.Bài ca Côn SơnC.Bánh trôi nướcD.Qua...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B.Khúc ca khải hoàn

C.Áng thiên cổ hùng văn

D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B.Bài ca Côn Sơn

C.Bánh trôi nước

D.Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B.Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C.Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D.Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B.Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C.Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B.Sông núi

C.Đất nước

D.Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B.Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C.Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D.Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C.Cảnh khuya

D.Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B.Vị ngữ

C.Bổ ngữ

D.Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

“Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm

B.Cặp từ trái nghĩa

C.Nói lái

D.Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

– Một kỉ niệm tuổi thơ.

– Tình bạn tuổi học trò

Đây là đề thi .....

 

0
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB.Khúc ca khải hoànC.Áng thiên cổ hùng vănD.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB.Bài ca Côn SơnC.Bánh trôi nướcD.Qua...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B.Khúc ca khải hoàn

C.Áng thiên cổ hùng văn

D.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B.Bài ca Côn Sơn

C.Bánh trôi nước

D.Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B.Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C.Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D.Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B.Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C.Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D.Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B.Sông núi

C.Đất nước

D.Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B.Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C.Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D.Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C.Cảnh khuya

D.Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B.Vị ngữ

C.Bổ ngữ

D.Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

“Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm

B.Cặp từ trái nghĩa

C.Nói lái

D.Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

Một kỉ niệm tuổi thơ.

Tình bạn tuổi học trò

0
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

15 tháng 12 2018

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.

15 tháng 12 2018

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :

   - Con gà mái mơ với ổ trứng.

   - Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.

   - Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.

   ⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.

15 tháng 12 2018

Mỗi người hẳn đều lưu giữ và khắc ghi trong trái tim mình hình ảnh một người thân yêu để họ sẽ trở thành niềm tin, động lực và ý nghĩa trong cuộc đời của chúng ta. Họ là những người luôn ở lại dù chúng ta có bay xa, bay cao, hay mải miết với những điều mới mẻ, họ luôn vững chãi và chân thành yêu thương ta. Và với tôi, người ấy là mẹ.

Mẹ tôi không còn trẻ, những tháng năm dầm mưa dãi nắng nuôi nấng tôi dần trưởng thành đã thấm mệt, đã lấy đi thanh xuân của mẹ. dường như mỗi khi nhìn vào mẹ, từ nụ cười đến ánh mắt hay bất kì một hành động nhỏ nào đấy, nó gợi cho tôi cái gì đó là chiều dài của lịch sử cội nguồn dân tộc, chiều rộng của yêu thương bao la và chiều sâu của nội tâm, của những trăn trở cả đời vì chúng tôi. Tôi nhìn vao mẹ để thấy tôi khi đã ở tuổi hoa niên, để thấy tháng năm và cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam bao đời.

Mẹ tôi không phải là người nghiêm khắc nhưng mẹ không chiều chuông chúng tôi vô lí, không phải lúc não cũng ngọt bùi, cũng có cả những đắng cay và roi vọt, nhưng chính những roi vọt ấy đã khiến chúng tôi trưởng thành và càng thêm yêu mẹ.

Liệu trong cuộc sống bạn có tìm được ai yêu bạn vô điều kiện như vậy.
Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi đời của mẹ vì tuổi trẻ của ta.
Hi sinh tình yêu và lòng bao dung để ta trìu mến lớn lên, để ta mãnh mẽ và tin vào chính mình.
Từ những việc nhỏ nhất, bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, đôi dép ta đỉ, quyển sách thơm tho ta được học đều là từ giọt mồ hôi và nước mắt mẹ kết thành.

Mẹ không hề tính phí, không hề đòi ta trả lãi, cũng không hay kể lể về sự hi sinh ấy. Mẹ chỉ âm thầm, bền bỉ, kiên cường nhỏ xuống lòng ta những giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt đắng cay đã thấm vào đất, vào trời, vào biển mà đôi khi lòng ta lại chưa đủ sâu để hưởng trọn những giọt ngọc ấy.

Mẹ là tất cả những hi sinh, yêu thương và vĩ đại của thế giới, mẹ cho ta một thế giới để sống tốt hơn, cho ta những điều kiện tuyệt vời nhất đẻ phát triển, trưởng thành. Nêu ví những loài hoa là sự bất tử của vẻ đẹp, của hương sắc thì mẹ là tất cả những điều ấy, và mẹ còn là cả thế giới rộng lớn ấy. Mẹ hi sinh thật nhiều còn ta lại quá nhỏ để hiểu trọn nỗi lòng người mẹ. mẹ đi suốt những tháng năm cuộc đời của ta bằng những câu ca dao hay lời hát ru, những nụ cười và cái ôm ấm áp để vững lòng vào con đường ta đang đi, và rồi bỗng giật mình tự hỏi ta đã làm gì cho người mẹ, người phụ nữ thiêng liêng mà cũng rất đỗi bình dị ấy?

Tôi yêu mẹ tôi từ đôi bàn tay ầy gầy xương xương, đến những giọt nước mắt chắt ra từ huyết quản và cả những chiếc áo mang dáng hình mẹ đã khắc ghi cùng xứ sở. Cảm ơn mẹ vì cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ vì đã khiến sự sống ấy thêm phần ý nghĩa.

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Văn mẫu lớp 7

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0
 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0
 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0