K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

Cà Mau - một vùng đất rộng lớn , hùng vĩ . Thiên nhiên phong phú, hoang sơ mà tươi đẹp. Đặc biệt là cảnh dòng sông Năm Căn ,cảnh rừng đước và cảnh chợ Năm Căn . Con sông rộng hơn ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Cá bơi hangf đàn đen trũi , nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những bờ sóng trắng. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy núi trường thành vô tận. Cây đước , ngọn bằng tăm tắp , lớp này trồng lên lớp kia, ôm lấy dòng sông , đắp từng bậc màu xanh . Cảnh chợ Năm Căn rất quen thuộc , giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ , lều lá nằm cạnh nhà tầng,  gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến nhưng cũng rất lạ lùng là có nhiều bến , nhiều lò than hầm, gỗ đước , nhà bè, như những khu phố nổi, bán đủ thứ , nhiều dân tộc tụ hội về đây. Đó là cảnh sinh hoặt độc đáo mà hấp dẫn. Cảnh tượng đông vui, tấp nập cho thấy cuộc sống đầm ấm của con người nơi đây . Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống vùng đất Cà Mau thật thơ mộng. Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người. Càng hiểu thêm về cảnh sông nước Cà Mau, ta càng mến yêu hơn vùng đất ở tận cùng phía Nam của Tổ Quốc

27 tháng 3 2020

Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"..

học tốt

26 tháng 3 2020

Mỗi năm vào dịp nghỉ hè, gia đình em thường đi nghỉ mát. Một trong những nơi mà em thích đến đó là Đà Lạt.

Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng có những chú ngựa đứng gặm cỏ bên bờ hồ làm cảnh cho mọi người chụp ảnh lưu niệm mỗi khi đến đây. Em rất thích cảnh quang Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy mình thật thoải mái, dễ chịu hẳn lên.

Mình gạch chân câu nhân hóa r nhé!!!

#hoc_tot#

4. Tìm phép so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi...
Đọc tiếp

4. Tìm phép so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới. Các giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái, đùa bỡn, mua may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây, không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
                                                                                                                                            (Khái Hưng)
5. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, đường phố…  ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.
6. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

1
26 tháng 3 2020

4.Phép so sánh:

-Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất...|so sánh ngang bằng|

-Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...|so sánh ngang bằng|

-Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng...|so sánh ngang bằng|

-Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn...|so sánh không ngang bằng|

-Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

-Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng:

- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung ra hình ảnh của từng chiếc lá với nhiều dáng vẻ khác nhau.

- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Tạo ra lối nói hàm súc, thể hiện cảm nhận tinh tế, những suy nghĩ sâu sắc của tác giả về sự sống và cái chết qua hình ảnh của những chiếc lá rụng.

5.

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

6,

  • bacgiai

- Lúng túng như gà mắc tóc.

- Lăng xăng như thằng mất khố.

- Lôi thôi như cá trôi xổ ruột.

- rành rành như canh nấu hẹ.

- Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ.

- Nhào nhào như chào mào mổ đom.

- Nhăng nhẳng như chó cắn ma.

- Lừ đừ như ông từ vào đền.

- Lanh chanh như hành không muối.

chúc bạn học tốt

1. Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó"Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bênbờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".     ...
Đọc tiếp

1. Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó
"Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên
bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".
                                                                                                                                          (Đoàn Giỏi)               
2. Trong câu ca dao :
            Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?
b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.
c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.
3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.
a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.
b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

2
25 tháng 3 2020

1 .

Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".

2.

 a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.

3.

- Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

Phần b thì tùy bạn nha 

25 tháng 3 2020

bài 1

tác giả so sáng: nc ầm ầm đổ ra biển ngàn đêm NHƯ thác

cá nc bơi...đến những đầu sóng trắng

25 tháng 3 2020

Đề 1 :

1. Mở bài:

  • Là biểu tượng của Tết sum vầy của người Miền Nam.
  • Là dấu hiệu của mùa xuân đã về

2. Thân bài:

  • Hình dáng:
    • Thân nhỏ và thấp
    • Cành cây nhỏ lấp ló những bông hoa mai.
  • Hoa mai và hương mai:
    • Hoa mai màu vàng.
    • Cánh hoa mỏng manh.
    • Nhị hoa màu vàng sậm..
    • Mai có mùi hương nhẹ nhàng như hoa nhài.
    • Có ý nghĩa mang lộc mang phước về nhà.
  • Ý nghĩa của cây mai:
    • Hiện thân của thần tài đến mọi nhà.
    • Mang lại may mắn
    • Mang lại hương sắc ngày Tết.

3. Kết bài:

  • Em rất thích cây mai nhà em, nó là cây gọi mọi người đi xa về sum họp gia đình
  • Hoa mang đến niềm vui năm mới nên em chăm sóc cây chu đáo.
25 tháng 3 2020

Đề 2 :

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về cây phượng, mùa hè, cây phượng vào mùa hè.

Tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng gắn bó với biết bao kỉ niệm đẹp về thầy cô, bè bạn, mái trường thân yêu…và cả những kỉ niệm gắn bó với cây phượng già sừng sững một góc sân trường mỗi khi hè sang. Hình ảnh cây phượng luôn làm nức lòng những ai đã và đang ở trong lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời: Tuổi học trò.

II. Thân bài

1. Miêu tả hình dáng của cây

  • Nhìn từ xa cây như người bảo vệ khổng lồ che chở cho ngôi trường, cho lũ học trò nghịch ngợm.
  • Rễ cây không to lắm, cắm sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
  • Thân cây xù xì, màu nâu thẫm bạc đi theo năm tháng.
  • Lá phượng nhỏ, mọc song song hai bên cuống, trông giống đuôi con chim phượng hoàng.
  • Những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân trường như những đốm sáng, là một nét chấm phá giữa nền trời trong xanh.
  • Hoa phượng trổ từng chùm, nhìn từ xa như một mâm xôi gấc.
  • Cánh phượng mỏng như cánh bướm, dập dìu trong gió gọi chim muông đến vui cùng.
  • Giữa hoa, các nhị vươn cao và vây quanh nhụy vàng.
  • Giữa tán lá xanh, những chú ve đang tấu lên bản giao hưởng mùa hè, bài ca tuổi trẻ. Tiếng ve cứ rả rích suốt ngày đêm, suốt những tháng năm rực rỡ như gọi về một miền kí ức xa xôi.

2. Kỉ niệm với học trò

  • Giờ ra chơi, tụi bạn cũng ngồi lên gốc cây để đọc sách, trò chuyện. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua hong khô từng giọt mồ hôi lấm tấm.
  • Lũ tiểu quỷ thường lấy nhị hoa móc vào nhau để chơi chọi gà. Tiếng hò hét, cổ vũ vang lên tô điểm cho mùa hè.
  • Ngày tổng kết, các bạn lấy cánh hoa phượng ép trong cuốn sổ nhật kí để lưu giữ kỉ niệm học trò. Các bạn còn lấy hoa đan thành những vòng đội đầu rực rỡ.
  • Hình ảnh cây phượng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của mình về cây phượng nói chung và hình ảnh cây phượng vào mùa hè nói riêng.

Cây phượng vẫn đứng đó, ngày ngày chứng kiến từng lớp thế hệ học trò trưởng thành. Phượng vẫn nở hoa rực rỡ mỗi khi hè sang, chờ đợi học sinh trở lại thăm mái trường mến yêu để có thể chia sẻ nỗi lòng. Còn học trò, mai xa rồi có nhớ nhau thật nhiều?