K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 thường mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng chung của cả thế hệ một dân tộc.

Bài thơ "Tràng giang" được trích từ tập "Lửa Thiêng" thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang.

Khổ thơ cuối là nỗi nhớ trào dâng của tác giả, một nỗi nhớ quê hương da diết khi đứng trước hoàng hôn, nơi sông dài trời rộng:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
....
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Đây là khổ thơ kết tinh của làng quê "dợn dợn vời con nước" của Huy Cận, của một tấm lòng sâu lắng thiết tha với quê hương, đất nước.

Hai câu đầu là một bức tranh nhiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

Cách cảm nhận của nhà thơ hết sức tinh tế tạo nên những nét vẽ hoành tráng của thiên nhiên buổi chiều: "lớp lớp mây" chồng xếp lên nhau thành núi mây trắng trông như được dát bạc. Từ "đùn" rất giàu giá trị tạo hình gợi nhớ đến hai câu thơ của Đỗ Phủ:

"Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa"

Một cánh chim nhỏ xuất hiện trong câu thơ gợi ấn tượng về sự cô đơn, bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp khiến cho không gian càng thêm rộng lớn. Một cách cảm nhận vừa gần gũi, vừa tinh tế. Hình ảnh bóng chiều như thu lại sa xuống từ cánh chim:

"Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa"

Trước không gian vô tận ấy, tâm trạng nhà thơ là nỗi nhớ nhà:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Tư thế ấy có khiến ta liên tưởng đến Lý Bạch:"Cửa đầu vọng minh nguyệt - Đê đầu tư cố hương"?

Âm hưởng hai câu thơ Đường thi tuyệt tác của Thôi Hiệu phảng phất ở đây:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Thế nhưng Thôi Hiệu phải có "khói sóng" mới "buồn lòng ai". Còn nhà thơ của chúng ta "không khói hoàng hôn" mà "lòng quê" vẫn "dợn dợn vời con nước"! Từ láy "dợn dợn" và từ "vời" khiến nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải mãi đến vô tận, đến khôn cùng!

Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, Huy Cận đã trải lòng mình trên từng trang thơ để thể hiện tình yêu quê hương , đất nước tha thiết.

Huy Cận vốn là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông vốn đặc biệt vì trong hồn thơ luôn ẩn chứa một nét hoài cổ buồn và sầu. Đặc biệt là bài thơ Tràng Giang với khổ thơ thứ tư đã cho ta thấy rõ điều đó.

Đó là một khổ thơ rất đẹp trong bài, tuy mang một chút buồn. Một vẻ đẹp của một buổi chiều trên sông nước, gợi một nỗi buồn sầu nhân thế:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Đây là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh buổi chiều, rất sinh động. Đọc câu thơ đầu, ta tự hỏi. Phải chăng đây còn là câu thơ nổi bật một nỗi sầu trong thi sĩ, nỗi sầu này đang dâng lên trùng trùng lớp lớp, như dồn nén và ứ đọng lại trong mảnh hồn của thi nhân, đến tràn ngập cả bầu trời. Đặc biệt trong thơ Huy Cận luôn ẩn chứa những hình ảnh cánh chim, một trong những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca cổ. Nét cổ điển một cánh chim nhỏ chấm phá trên nền trời khi chiều bắt đầu buông, thể hiện rõ nét sự nhỏ bé, đơn côi trong lòng thi sĩ và càng khiến bài thơ trở nên mông lung, vắng lặng, buồn hiu hơn nữa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Đây là hai câu thơ đã diễn tả được hết nỗi nhớ quê hương và tình yêu với tổ quốc trong lòng thi sĩ. Thơ Huy Cận mang nặng ý vị cổ điển là đây. Trời rộng, sông dài, một người đứng đơn côi giữa mênh mông rộng lớn, khiến ta liên tưởng một ý thơ toát ra từ thơ Đường:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Người xưa nhìn sóng trên sông nên nỗi nhớ nhà càng thấm thía. Thì Huy Cận không cần điều đó, cái hồn sầu trong lòng đã như ngấm vào máu, thấm vào từng tế bào của nhà thơ mất rồi. Thể hiện một sự mến thương cao độ, một tấm lòng yêu nước thiết tha của Huy Cận, và còn thường trực hơn nhiều. Và đây cũng là một nét tâm trạng của thanh niên tiểu tư sản lúc bấy giờ.

Tố Hữu đã nói “sống giữa quê hương mà bơ vơ như kiếp đi đày” quả thực nói rất đúng về tâm trạng thanh niên nói chung và tâm trạng riêng của Huy Cận trong khổ thơ này. Và càng cho ta hiểu nỗi buồn thấm thía của một thời đất nước ta lúc bấy giờ.

Là khổ thơ xuất sắc nhất trong tác phẩm, và cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất nét tâm trạng của một chàng trai trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ. Thế mới hiểu vì sao người ta nói Huy Cận là cái mảnh hồn thiêng sông núi, và là nỗi sầu của nhân thế. Nhờ kết hợp những biện pháp nghệ thuật tài hoa đã làm nổi bật giá trị nội dung, tư tưởng của một phong cách thơ mới tài năng. Và Huy Cận mãi về sau khi nhắc đến vẫn sẽ luôn là một mảnh hồn không thể tách rời với văn học Việt Nam.

20 tháng 2 2022

Tham khảo:

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu h nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt.

Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phía sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu.

CÂY BÀNG VUÔNGBàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp. Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác...
Đọc tiếp

CÂY BÀNG VUÔNG

Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một sự kiện. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.

Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.

Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.

Nguyễn Xuân Thủy

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?

A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.

B. Lá to hơn bàn tay người lớn.

C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp

D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.

2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?

A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.

B. Hoa bàng vuông rất đẹp.

C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.

D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện.

3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?

A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một sự kiện.

B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.

C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.

D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.

 4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa?

 

5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông?

A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.

B. Vì cây có hoa đặc biệt.

C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông

D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.

6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi

B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối

C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm

D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi

Trả lời câu hỏi sau

 7. Thêm vào chỗ chấm trong các câu văn sau trạng ngữ chỉ mục đích

.........................................................................., các chú bộ đội thường chọn cây bàng vuông làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra

8. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa nói về cây bàng vuông.

 

 

9. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu sau:

Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông, là dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

10. Nếu được chọn một món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà gì? Vì sao?

1
21 tháng 2 2022

Câu 1: Câu nè tất cả đều đúng mà bạn ơi Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: Tán lá bàng đem lại lợi ích cho các chú bộ đội là các chú bộ đội thường lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Bây giờ vật dụng ở đây đã đầy đủ hơn nhưng họ vẫn lấy lá bàng vuông làm ô che nắng, giải lao, đọc sách và sinh hoạt của các chú bộ đội. Câu 5: D Câu 6: B ( dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi ko phải là sinh sối nhé bn ) Câu 7: Như một thông điệp để gửi gắm đất mẹ rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đâm hoa kết trái Câu 8: Anh bàng vuông có vóc dáng khá lớn, lá của anh to hơn cả bàn tay người lớn. Câu 9: Chủ ngữ trong câu trên là: Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông. Câu 10: Nếu được chọn món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà là một khẩu súng ( haha, để bảo vệ đảo tốt hơn đó ). Mình ko chắc với đáp án của mình nên sai thì giúp mình sửa nha!!! Cảm ơn nhiều!

20 tháng 2 2022

Trên vòm lá dày ướt đẫm , những con chim Klang mạnh mẽ , dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch . Cất lên những tiếng kêu khô sắc , chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả .

20 tháng 2 2022

3 học tốt

3 đại từ xưng hô: cậu, tôi, mình

20 tháng 2 2022
Từ đồng âm nha
20 tháng 2 2022

vào sinh ra tử,giặc đến nhà,đàn bà cũng đánh

20 tháng 2 2022

Lửa thử vàng gian nan thử sức.