Khoảng 12 câu ạ !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.
"Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là "số phận" là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.
Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" có ý nghĩa lớn đối với Giôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.
Bức tranh "chiếc lá cuối cùng" do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.
Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.
Như vậy kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.
TL ;
Những người hút thuốc lá sẽ bị viêm phổi
HT
@@@@@@@@@
Những người hút thuốc lá(hoặc thuốc lào)sẽ bị viêm phổi
Cho mk k đúng nha
Tham khảo ạ :
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em. Chính vì vậy "hãy nói không với thuốc lá ngay từ hôm nay".
Tham khảo
Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.
Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.
Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợi dây đó còn có một khớp nối để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.
Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát. Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dùng phổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.
Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman. Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.
Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.
Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.
Tham khảo :
Khi điều khiển phương tiện giao thông thì chúng ta không thể thiếu một dụng cụ hết sức quan trọng, đó chính là mũ bảo hiểm đội đầu. Mũ bảo hiểm giao thông như là một người bạn của chúng ta và sẵn sàng bảo vệ chúng ta khi chúng ta đội nó. Vì vậy mũ bảo hiểm giao thông có vai trò to lớn đối với mỗi người. Từ khi mũ bảo hiểm giao thông bắt buộc phải sử dụng đã làm hạn chế tai nạn giao thông, giảm đáng kể số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ có chức năng bảo vệ phần đầu được sử dụng trong lao động và trong hoạt động thể thao.
Mũ bảo hiểm giao thông được ra đời từ một câu chuyện đáng thương của trung tá Thomas Edward Lawrence. Trong một lần lái xe, Edward Lawrence vì tránh hai đứa trẻ mà bị tai nạn. Kết quả, ông mất lái, văng xuống đường và cuộc đời ông kết thúc tại đây.
Cái chết của ông được các bác sĩ chăm sóc ông, trong đó có nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns nghiên cứu rất kĩ lưỡng. Bác sĩ Hugh Cairns bị ấn tượng bởi tai nạn của Lawrence và tiến hành một loạt nghiên cứu. Từ nghiên cứu của ông đã dẫn đến việc phát minh mũ bảo hiểm để sử dụng khi đi xe máy, mô tô,…
Về cấu tạo: lúc ban đầu, mũ được chế tạo từ kim loại nên khá nặng nề. Sau này, khi vật liệu mới phát triển, người ta đã có thể làm ra những chiếc mũ nhẹ hơn nhưng có tác dụng bảo vệ tốt hơn.
Mũ được cấu tạo bởi 3 loại vỏ: lớp vỏ ngoài, lớp đệm mềm, lớp lót và quai đeo. Lớp vỏ ngoài làm bằng nhựa cứng siêu bền, có chức năng chống va đập mạnh. Lớp thứ 2 làm bằng nhựa tổng hợp chứ không phải là kim loại, loại nhựa này thường được gia công bằng sợi carbon làm tăng độ bền và nhẹ. Lớp lót bên trong làm từ loại xốp cao cấp được nén tỉ trọng cao nên giúp mũ không bị ảnh hưởng gì khi có lực tác động vào, bảo vệ đầu khi có va đập mạnh.
Kết nối với phần cứng là một dây cài giúp giữ chặt nón vào đầu người khi tham gia giao thông. Bộ phận này có vai trò giữ chặt mũ trên đầu để không bị lệch khi đi xe và không văng ra khỏi đầu khi có sự cố xảy ra. Khi muốn tháo ra chỉ cần bấm mạnh hai bên của nút cài thì sẽ tháo được. Trên dây cài có một thiết bị nới giúp nới dây lỏng hay siết để mũ vừa với đầu mình.
Ngoài ra, mũ còn được thiết kế thêm cái kính chắn gió phía trước giúp mặt mình không bị gió thổi vào hay bụi bay vào làm cản trở tầm nhìn của mình. Trên quai đeo ngay phần cằm cổ có một miếng đệm giúp giữ chặt mũ.
Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phổ biến. Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người sử dụng, các nhà sản xuất cũng cho ra các kiểu mũ có nhiều hình dạng khác nhau với các hình vẽ ngộ nghĩnh như: con ếch, doraemon, superman,….
Chất lượng bảo vệ đầu của mũ phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm nên giá thành cũng khác nhau. Tại Việt Nam, một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng giá từ 250.000 nghìn trở lên. Những chiếc mũ giá rẻ thì chất lượng kém, không có giá trị bảo vệ khi tai nạn xảy ra. Nhờ có sự có mặt của mũ bảo hiểm, số người tử vong vì tai nạn giao thông giảm đáng kể một phần do không chấp hành nội quy, và một phần do không đội nón bảo hiểm.
Mũ bảo hiểm giao thông có tác dụng làm giảm va đập và hấp thụ chấn động do va đập giảm xung động, giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não và các trường hợp tử vong do chấn thương phần đầu gây ra bởi tai nạn giao thông. Nhờ phần kính chắn gió bảo vệ, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện cũng tốt hơn, giúp chủ động trong các trường hợp nguy hiểm. Chiếc mũ đội đầu còn có vai trò làm đẹp hơn hình ảnh người tham gia giao thông.
Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Đó chính là mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất…Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc.
Khi sử dụng mũ bảo hiểm, để mũ bảo vệ bạn tốt hơn hãy lưu ý: Không để mũ va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại mũ có cỡ phù hợp với cỡ đầu của mình, vì như vậy mũ mới có thể bảo vệ được cho người đội. Khi đội mũ, quai đeo phải được cài khoá cẩn thận và điều chỉnh độ căng chặt phù hợp với người đội để tránh cho mũ không bị văng ra khỏi đầu khi gặp tai nạn. Tránh để mũ ở nơi ẩm ướt vì nó sẽ làm chốc vải bên trong khiến bốc mùi. Làm vệ sinh thường xuyên để mũ sạch sẽ, bảo vệ tóc và da đầu của bạn. Bạn cũng nên thay mũ khi (quai đeo đứt, bạc màu, móp,..) hoặc đã sử dụng trên 5 năm để đảm bảo an toàn nhé.
Mũ bảo hiểm giao thông là một đồ dùng rất quan trọng, không thể thiếu khi tham gia giao thông trên đường. Mũ không những giúp bảo vệ con người mà còn tạo nên ý thức văn hóa trong tham gia giao thông của con người.
Mũ bảo hiểm có vai trò to lớn đối với mỗi người chúng ta. Chúng cứ như những người bảo vệ đi theo bảo vệ ta khi điều khiển phương tiện giao thông. Vì thế, hãy sử dụng, trân trọng và giữ gìn nó khi tham gia giao thông để bảo vệ tính mạng của chúng ta.
Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bị ni lông. Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Chúng gây ô nhiễm không khí khi đốt và khi vứt xuống ao hồ, biển thì chúng sẽ khiến cho biết bao nhiêu động vật dưới nước phải chết. Ngoài ra các thành phần trong nó khi chôn dưới đất sẽ tạo thành màng cản khiến cho các rể cây không thể phát triển được,...rồi hàng loạt, hàng loạt các tác hại của chúng đã được liệt kê ra khiến chi em không khỏi bàng hoàng. Em tự hứa với bản thân, từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường, ngoài ra, khi đi chợ cùng mẹ, em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải, vừa bền lại vừa giữ được bền lâu, cũng như tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa.
Hok tốt