K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2023

Tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

15 tháng 1 2024

loading... loading... loading... 

I. ĐỌC – HIỂU      Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…        […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU

     Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ… 

      […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh.”. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: 

     – Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi... 

     Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử…”. 

     Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi trong đó có Châu và Hiển – rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. 

     Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:

      “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản!”. “Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ…” 

      Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này. 

      Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: 

     – Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... họ có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại…

      Thầy húng hắng ho rồi nói thêm vẻ ân hận: 

      – Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều... 

      Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. […] 

     Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi – những học trò nhỏ của thầy – đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thầy Bản không còn nữa! 

     Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy... 

     “Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! 

     Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy...”. 

(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi)

Câu 9: So sánh cặp câu dưới đây và nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ trong câu.

a.

(1)  Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

(2)  Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

b.

(1) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp.

(2) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp.

 

Câu 10: Nêu một bài học, thông điệp mà em rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.

0
9 tháng 12 2023

Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.

Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết. 

 

Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.

Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:“Quê hương là chùm khế ngọt  / Cho con trèo hái mỗi ngày / Quê hương là đường đi học / Con về rợp bướm vàng bay…”

 

I. ĐỌC – HIỂU ĐÀ LẠT VÀ TÔI                                    (Chu Văn Sơn)      Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU

ĐÀ LẠT VÀ TÔI

                                   (Chu Văn Sơn)

     Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp. Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đới cũng từng quên mất nó. Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc. 

     Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người. Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệt đới. Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh.

     Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình. Có phải ngàn thông là một bộ lọc tận tụy vô tư cho Đà Lạt không? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đời đời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh, ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới...

     [...] Mối nguy cơ đến từ vùng thấp đang lan tràn và lăm le đánh chiếm nốt miền cao này. Cái xô bồ, hỗn tạp, nhiễu loạn, quay cuồng chả đời nào chịu buông tha cho những chốn êm đềm yên ả. Sự cách li có là phòng tuyến lâu dài? Sự ẩn dật có thể là trường thành chống đỡ? Và cách sống chậm nữa, liệu có thể là lá mộc che giữ cho sự bình yên này mãi không? Tôi đọc ra niềm lo âu trong mỗi tiếng thở dài của rừng thông về đêm và những thoáng rùng mình kín đáo từ những đoá hoa hồng, lay ơn, cẩm tú cầu khi những tia nắng đầu tiên gọi về một ngày mới.

     Nỗi lo âu dường như cũng tỏ mờ ngay cả trong những làn hương từ mỗi li cà phê trong quán nhỏ. Chẳng thế mà, đang nghi ngút toả lên yên ả vậy, sao chốc chốc làn hương lại chợt ngừng, chợt ngơ ngẩn bởi những thoáng gió lạ lúc nắng mai? Chỉ Đà Lạt mới biết hằng đêm, mỗi khi tiếng chuông điểm canh trên thiền viện ngân trong thanh vắng, thì cũng là lúc ngàn thông vào thiền định trong một lễ cầu an mênh mông thầm nguyện cầu cho xứ sở yên hàn.

(Trích Đà Lạt và tôi, in trong cuốn Tự tình cùng cái đẹp của Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr.38 – 49)

Câu 9: (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 10: (1,0 điểm) Theo em, cần làm gì để bảo vệ bình yên, tươi đẹp cho các danh lam thắng cảnh ở nước ta khỏi sự xô bồ, hỗn tạp?

1
8 tháng 12 2023

cho dãy số: 0 1 2 3 4 5 6 8 8 9. hãy chuyển số 7 sang dãy bit. Giải chi tiết từng bước kẻ khung nha các bạn

I. ĐỌC - HIỂU  LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con Mai rồi con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU 

LỜI RU CỦA MẸ

Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

                    

(Xuân Quỳnh,  Lời ru của mẹ)

Câu 9: (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? 

Câu 10: (1,0 điểm) Theo em, thông điệp chung từ các dòng thơ sau là gì?

“Khi con ra biển rộng

Lời ru thành mênh mông”.

(Xuân Quỳnh)

Và:

       “Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

                                                         

(Chế Lan Viên)

0
Ngày 1/9, lễ hội vật truyền thống chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được tổ chức tại sân vận động xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Phần này in đậm nhá!  Ngay từ sáng sớm đã rất đông đảo người dân đến hò reo, cổ vũ, hòa mình vào lễ hội vật Thuần Thiện. Cũng theo người địa phương, hội vật Thuần Thiện được hình thành từ hàng...
Đọc tiếp

Ngày 1/9, lễ hội vật truyền thống chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 được tổ chức tại sân vận động xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Phần này in đậm nhá!

 Ngay từ sáng sớm đã rất đông đảo người dân đến hò reo, cổ vũ, hòa mình vào lễ hội vật Thuần Thiện. Cũng theo người địa phương, hội vật Thuần Thiện được hình thành từ hàng trăm năm trước, là nét đẹp trong đời sống văn hóa mang tính cộng đồng của nhân dân. Lễ hội vật cổ truyền Thuần Thiện sẽ diễn ra từ sáng 1/9 đến cuối chiều 2/9.

Ông Lê Sỹ Thái - Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Thiện cho biết: “Hội vật của làng Thuận Thiện có từ thời Mai Thúc Loan (năm 1722). Từ đó đến nay, địa phương duy trì lễ hội truyền thống này vào các ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán, Quốc khánh 2/9. Thông qua lễ hội vật, các trai làng vừa rèn luyện được sức khỏe, khéo léo bên cạnh đó tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa các thôn. Về quy mô, chính quyền địa phương sẽ tổ chức lễ hội năm sau lớn, quy mô hơn năm trước.”

Các đô vật tranh đấu trên “võ đài” 15m2, bên dưới trải tấm nệm dày gần 10cm. Theo luật nếu một trong hai người thi đấu có thể nhấc bổng hoặc vật ngã đối phương cho lưng chạm xuống đất sẽ chiến thắng.

Không có quy định về nam nữ, tuổi tác, tuy nhiên trọng tài sẽ xếp các đối thủ sao cho vừa sức nhau. Có 3 nhóm đô vật chính là người lớn, trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt, trong quá trình thi đấu, các đô vật không được dùng tay, chân để đấm, đá hay gây thương tích cho đối phương.

Các đô vật nếu thắng 1 trận được thưởng 20 nghìn đồng, thắng 2 trận liên tiếp thưởng 50 nghìn đồng, 3 trận liên tiếp 100 nghìn đồng, 4 trận liên tiếp thưởng 150 nghìn đồng, 5 trận liên tiếp thưởng 200 nghìn đồng…

Cụ Trương Văn Mạnh (70 tuổi, xã Thuần Thiện) một thời là đô vật nổi tiếng của làng cho biết: “Hội vật của làng Thuần Thiện chúng tôi đã có từ rất lâu đời, lễ hội là một hoạt động vui, khoẻ có ích, kích thích đến việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp thanh niên hiện nay. Nhìn những thanh niên trai tráng lại nhớ đến mình cũng từng hồ hởi và phấn khởi như thế.”

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, nhưng hội vật của làng Thuần Thiện vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển ngày một phong phú, đa dạng hơn. Đặc biệt, ngày nay, phong trào tập luyện môn thể thao này vẫn thu hút các lứa tuổi hăng hái tham gia. Với người dân xã Thuần Thiện, vật không chỉ là một môn thể thao giải trí đơn thuần nhằm mục đích rèn luyện thân thể mà còn trở thành một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng rộng rãi và được gìn giữ như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Thực hiện các yêu cầu sau:
C1: Phần in đậm trg vb trên gọi là j? Có vai trò gì?
C2: Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trg câu sau:"Đặc biệt, ngày nay, phong trào tập luyện môn thể thao này vẫn thu hút các lứa tuổi hăng hái tham gia."

Giúp mik dới ạ!! Cảm ơn nhìu~~

0