Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)
Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
-------------
Chúc mừng các bạn dưới đây đã nhận được giải thưởng Văn vui hàng tuần của OLM:
Giải nhất: dotiltil
Giải nhì: Mạc Phương Thảo
Giải ba: Edogawa Conan, Nguyễn Ngọc Tuấn, Kaito Kid
-------------
Dưới đây là bài làm của bạn: dotiltil
Em nghĩ rằng câu chuyện này nói lên tính ích kỷ và tính toán của Dế Mèn. Thấy Dế Mèn không thể bay để ngắm những cảnh mây nồng nàng, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, nên hai chú Chim Én đã đưa Dế Mèn đi. Nhưng Dế Mèn không biết trân trọng món quà quý giá đó. Từ người chịu ơn, Dế Mèn đã tưởng rằng mình là người ban ơn.Từ một người làm gánh nặng cho người khác, Dế Mèn tưởng người khác là gánh nặng cho mình. Vì sự ích kỷ và tính toán, nó phải trả giá rất đắt. Câu chuyện này còn phản ánh chân thật lối sống ích kỷ của con người. Có những người nghĩ rằng chính người khác là gánh nặng cho mình, nhưng họ không ngờ găng chính mình là gánh nặng cho họ. Lối sống ích kỷ sẽ khiến cho họ nhận một kết cục như Dế Mèn đã phải chịu lấy.
Tóm lại, câu chuyện này khuyên nhủ mọi người hãy cho đi, vì khi cho đi, chúng ta sẽ nhận lại.