Phạm Lữ Ân trong Nếu biết trăm năm là hữu hạn có viết:
Có một lần, cô cháu gái 12 tuổi thích vẽ vời của tôi thổ lộ rằng lớn lên, cô bé muốn làm thợ may. Khi ấy, tôi đùa: "Phải trở thành một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứ. Làm thợ may chán chết! Nhưng cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may". Chị họ tôi ngán ngẩm lắc đầu: "Giờ thì nói gì cũng được, chứ mai mốt lớn mà đòi làm thợ may là không được đâu nghe con".
Em có đồng ý với quan điểm của bà mẹ trong câu chuyện không?
Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai.
------------
Chúc mừng các bạn dưới đây đã nhận được giải thưởng Văn vui hàng tuần của OLM:
Giải nhất:Lê Thị Thu Phương
Giải nhì: đạt trần tiến
Giải ba: Nguyễn Mai Dương, Trương Thị Xuân Lan, Hà Hoàng Cẩm Tú
-------------
Dưới đây là bài làm của bạn: Lê Thị Thu Phương
Em không đồng ý với quan điểm của bà mẹ trong câu chuyện vì : " Bà mẹ không muốn cho con mình làm thợ may vì sợ rằng việc đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con, sau này lấy chồng sẽ bị nhà chồng khinh bỉ, coi thường không những thế, việc làm này còn " Bôi tro trát trấu" vào mặt gia đình, làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của gia đình nhưng bà mẹ không nên có suy nghĩ như vậy vì nghề nào cũng là nghề, tất cả các nghề đều có tầm quan trọng rất lớn đối với xã hôi, không nên phân biệt nghề này với nghề kia, những người làm nghề này với những người làm nghề kia, nghề này có nhiều tiền hơn so với nghề kia..... việc này sẽ gây tổn thương cho những người làm nghề, khi cô bé đó có ước mơ, có hoài bão thì gia đình nên ủng hộ cô bé vì đó là một nghề chân chính, một nghề quan trọng của xã hội. Bây giờ giả sử nếu như không có nghề thợ may thì mọi người sẽ không có quần áo để mặc, nếu như quần áo bị rách thì họ phải cần đến thợ may nhưng lúc đó nghề thợ may không còn nữa thì sẽ xã hội này sẽ trở nên như thế nào? Không nên vì những điều mà gia đình muốn mà không cho cô bé thực hiện đam mê, nguyện vọng của mình, đừng nên khiến cô bé cảm thấy áp lực, tổn thương, gò bó khi không được làm công việc yêu thích của mình, ước mơ, hoài bão của mình. Nghề nào cũng quan trọng như nhau, chỉ những ai ăn bám, trộm cắp mới là những người vô dụng, không đóng góp được gì cho xã hội.
viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai:
Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi rất thích ngắm nhìn cô giáo tôi mặc chiếc áo dài, đứng trên bục giảng, dạy học cho chúng tôi. Tôi luôn mơ ước có thể trở thành cô giáo để có thể mặc chiếc áo dài màu thiên thanh, ngày ngày đứng trên bục giảng, ngày ngày giảng dạy kiến thức cho các em học sinh thân yêu. Khi làm cô giáo, tôi mới hiểu được sự hào hứng, hăng say nhưng cũng không kém phần vất vả trong nghề giáo. Ngày ngày đều lên lớp, giảng dạy cho các em học sinh rồi ngắm nhìn khuôn mặt thơ ngây, sáng sủa như những thiên thần nhỏ bé, đáng yêu, thông minh của tôi, của cha mẹ các em và của toàn xã hội. Mãi sau này, khi làm cô giáo, tôi đã thấu hiểu được rằng, nghề giáo như một người lái đó thầm lặng, ngày ngày chở hết chuyến đò này đến chuyến đò khác để đưa các em học sinh đến bến bờ kiến thức, các em học sinh ấy sẽ trở thành những chú rồng vàng,cô phượng đỏ rực lửa làm rạng danh Tổ Quốc của chúng ta, tiếp nối truyền thống dân tộc, làm gương cho các em học sinh ở thế hệ sau noi gương và học tập đó là sự vui nhất của tôi, được thấy các em học sinh thân yêu đã trưởng thành, đã trở thành những người có ích cho xã hội, cho Tổ Quốc đó là ngày vui nhất trong cuộc đời tôi. Nghề giáo thật tuyệt vời và vĩ đại biết bao, họ như là những ông bụt, bà tiên hiền dịu ban phép màu đến cho chúng ta, như bầu trời xanh, như cơn gió hè mát lành, như vầng ánh dương sáng chói lòa, soi bước chân cho từng học sinh trên mọi nẻo đường đời. Không chỉ mang tri thức truyền đạt lại cho các thế hệ học sinh mà họ còn dạy chúng ta cách yêu thương, đạo đức làm người, họ truyền dạy cho chúng ta bằng sự hăng say, tấm lòng và cả tình yêu thương. Tôi luôn ngưỡng mộ cô giáo của tôi, người đã truyền cảm hứng cho tôi ngày xưa, người luôn hiền dịu nhưng nghiêm khắc cho chúng tôi nên nười. Ôi! Nghề giáo sao mà bao la, vĩ đại đến như thế. Tôi nguyện sẽ cố gắng hết mình vì vì Tổ Quốc, vì các em học sinh thân yêu.