Một tuần gần đây, cả nước dậy sóng vụ việc em Thùy D. - học sinh trường THPT Chuyên Amsterdam (Hà Nội) tố bị anh rể là MC Minh T. bạo hành. MC của VTV lên tiếng chỉ "dạy dỗ" em để tốt hơn. Sự việc chưa có kết luận cuối cùng nhưng nhiều người cho rằng, đánh trẻ con là hành vi vô văn hóa, cũng có một số người ủng hộ hành động ấy nếu mục đích của nó là nhằm răn dạy em làm điều hay, lẽ phải.

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên?

Em có đồng ý với cách dạy "Thương cho voi cho vọt" ấy không?

Em mong muốn nhận được cách yêu thương như thế nào từ những người thân trong gia đình nếu chẳng may mình mắc lỗi.

------------

Chúc mừng các bạn dưới đây đã nhận được giải thưởng Văn vui hàng tuần của OLM:

Giải nhất: Huỳnh Thị Diệu Thương

Giải nhì: Trương Thị Xuân Lan

Giải ba: CÔNG CHÚA ÔRIQuách Trần Vũ

-------------

Dưới đây là bài làm của bạn: Huỳnh Thị Diệu Thương

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn những đứa trẻ xung quanh mình có một nền tảng giáo dục thật tốt. Vì những đó trẻ đứa là mầm non của đất nước, là tương lai của cả một dân tộc Việt Nam. Sự yêu thương từ người lớn có thể biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người biểu đạt bằng cách cưng chiều vô bờ bến, nhiều người lại muốn biểu đạt bằng cách nghiêm khắc để cho những đứa trẻ ấy có một nhân cách tốt. Có lẽ nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng phương án thứ hai hơn. Vì vậy dân gian mới có câu: " Thương cho roi cho vọt." Ngày nay, thế giới và Việt Nam dậy sóng vì những vụ bạo hành mà những người tố cáo không ai khác chính là người em, người con của bị cáo. Phải chăng vì cái lối sống " thương cho roi cho vọt" mà họ đã trở thành tội phạm. Ví dụ như, một tuần gần đây, cả nước dậy sóng vụ việc em Thùy D. - học sinh trường THPT Chuyên Amsterdam (Hà Nội) tố bị anh rể là MC Minh T. bạo hành. MC của VTV lên tiếng chỉ "dạy dỗ" em để tốt hơn. Sự việc chưa có kết luận cuối cùng nhưng nhiều người cho rằng, đánh trẻ con là hành vi vô văn hóa, cũng có một số người ủng hộ hành động ấy nếu mục đích của nó là nhằm răn dạy em làm điều hay, lẽ phải." Cho roi cho vọt" theo cách nghĩ của tôi là một hành động mang ý trách móc nhưng với mức độ vừa phải, mức độ mà những người bị trách móc có thể ngẫm nghĩ lại về sai lầm của mình và tìm cách khắc phục nó. Và tôi tin là ý nghĩa thật sự của nó cũng chính là như vậy. Nhưng trong vụ việc trên, sự "dạy dỗ" mang ý nghĩa tích cực của người anh rễ đã đi quá đà, dẫn đến một hành vi bị xã hội lê án-bạo hành. Tôi là một người may mắn, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thể cho tôi một nền tảng giáo dục tốt, còn có thể nói là rất tốt. Mỗi lần tôi mắc lỗi sai nào đó, tùy theo cấp độ nặng nhẹ mà các bậc "trưởng bối" trong nhà sẽ cho tôi một hình phạt phù hợp. Sau mỗi lần như vậy tôi lại trở nên tốt hơn, bản thân được hoàn thiện hơn. Nếu gia đình nào cũng như gia đình tôi thì tốt biết mấy, các bậc phụ huynh không quá dung túng con mình, cũng không trách phạt con nặng đến nỗi người ta gọi là bạo hành.