Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm về tiếng Việt SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Chọn câu có chứa biệt ngữ xã hội.
Chọn từ ngữ địa phương trong câu ca dao sau.
Tìm bậu, bậu đã lấy chồng,
Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao?
(Ca dao)
Chọn từ địa phương trong câu ca dao sau.
Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
Nước mô xanh bằng dòng nước sông La.
(Ca dao)
Chọn từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ sau.
Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.
(Tố Hữu, Bà má Hậu Giang)
Chọn từ tượng hình, tượng thanh trong khổ thơ sau.
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
Chọn những câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ.
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
(Trần Đăng Khoa, Quê em)
Câu văn sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?
Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.
(Robert Louis Stevenson, Đảo giấu vàng)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau là gì?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau là gì?
Càng thắm lại càng mau phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.
(Ca dao)
Chọn câu chủ đề trong đoạn văn sau.
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
Y Điêng là nhà văn người Ê Đê, sinh ra và lớn lên tại vùng đất đỏ bazan. Ngoài sáng tác văn xuôi, thơ, ông còn dày công sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số tại địa bàn sinh sống của mình. Sự nghiệp văn chương của ông được đánh dấu bằng những tác phẩm đoạt giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.
(Sưu tầm)
Ngữ liệu trên thuộc kiểu đoạn văn nào?
Câu văn sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?
Bớ các trai làng, hãy đem chúng ra nhà lúa coi giữ để sáng ngày mai đưa lên huyện.
(Y Điêng, Chuyện trên bờ sông Hinh)
Bấm chọn trợ từ trong đoạn văn sau.
Cả nhà buồn hẳn. Chỉ có ngọn lửa lép bép nổ một mình.
(Y Điêng, Chuyện trên bờ sông Hinh)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau là gì?
Trong làng có bao nhiêu nhà cũng có bấy nhiêu người đến viếng. Kẻ mang theo ché rượu, tô gạo, người con gà hoặc trứng gà, chiếc vòng đồng tặng cho người chết.
(Y Điêng, Chuyện trên bờ sông Hinh)
Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân.