Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm đọc hiểu về thể loại văn bản thông tin SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Rét nàng Bân: Cơ sở khoa học nào lý giải cho hiện tượng kì lạ
(Dân trí) - Rét nàng Bân là cách gọi mang tính chất như truyện cổ tích trong dân gian về đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, hay nói chung là cơn rét muộn.
"Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân". Đây là câu tục ngữ không còn quá xa lạ với mỗi người Việt khi nói về hiện tượng thời tiết tại các tỉnh Bắc Bộ trong giai đoạn đầu năm.
Vậy, rét nàng Bân thực sự là gì? Tại sao lại có khái niệm này, cũng như những lý giải xung quanh hiện tượng rét bất thường trước khi bước vào mùa nóng ra sao?
Sự tích rét nàng Bân
Theo sự tích kể lại, nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
Chồng nàng Bân cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn.
Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, se được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng.
Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí.
Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét.
Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.
Từ đó thành thông lệ, cứ hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.
Lý giải khoa học cho hiện tượng rét nàng Bân
Rét nàng Bân thường rơi vào thời đoạn cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 dương lịch. Đây thực chất là đợt rét muộn do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn về vào cuối tháng 3 và thậm chí tháng 4 dương lịch, khi thời tiết đã ấm lên khá nhiều.
Dựa theo biểu đồ mây từ các đài quan trắc và công cụ đo lường, có thể thấy trong thời gian này, không khí lạnh vẫn còn hoạt động, và vẫn có những đợt gây ra trời rét.
Kiểu thời tiết đặc trưng của rét nàng Bân thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào.
Thời gian này, nhiệt độ có thể giảm 5 - 8 độ C, khiến nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 20 độ C. Ngoài ra, ở một số nơi có thể có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
Trên thực tế, rét nàng Bân không phải là đợt rét đậm, giống như nhiều đợt rét trong mùa đông. Tuy nhiên do mức nhiệt chung của khu vực đã ấm lên khá nhiều so với giai đoạn tháng 12, nên người ta thường cảm thấy rất lạnh là vì thế.
Do sự biến đổi của khí hậu tại Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung, rét nàng Bân không phải năm nào cũng xuất hiện, nhưng có năm xảy ra tới vài đợt, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày.
Cụ thể theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tần suất xuất hiện các đợt rét trong thời gian này chỉ khoảng 30%. Như vậy, trung bình thì cứ 10 năm thì có khoảng 3 lần xảy ra hiện tượng rét nàng Bân.
Sự nóng lên của Trái Đất, El Nino mạnh kéo dài, và hiệu ứng đô thị hóa là những nguyên nhân đưa ra để lý giải cho sự thay đổi này.
Tại Việt Nam, rét nàng Bân có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp vì thời điểm xuất hiện rét, cây trồng, nhất là cây lúa đang làm đòng, nền nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Ngoài ra, khi rét đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người già và trẻ nhỏ do cơ thể không kịp thích ứng. Vì thế, dân gian có câu: "Rét tháng Ba, bà già chết cóng".
(Theo Báo Dân trí)
Bài viết thuộc kiểu văn bản nào?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Mục đích của văn bản là gì?
Đoạn văn sau trong văn bản được gọi là gì?
Rét nàng Bân là cách gọi mang tính chất như truyện cổ tích trong dân gian về đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, hay nói chung là cơn rét muộn.
Tác giả lại kể lại câu chuyện dân gian Sự tích rét nàng Bân với mục đích gì? (Chọn 2 đáp án)
Các dòng sau trong văn bản thông tin được gọi là gì?
Sự tích rét nàng Bân
Lý giải khoa học cho hiện tượng rét nàng Bân
Trong phần "Lý giải khoa học cho hiện tượng rét nàng Bân", tác giả đã trình bày những nội dung nào?
Trong phần mở đầu, người viết đã dẫn dắt vào vấn đề bằng cách nào?
Rét nàng Bân thường rơi vào thời gian nào?
Nội dung chính của đoạn sau là gì?
Do sự biến đổi của khí hậu tại Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung, rét nàng Bân không phải năm nào cũng xuất hiện, nhưng có năm xảy ra tới vài đợt, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày.
Cụ thể theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tần suất xuất hiện các đợt rét trong thời gian này chỉ khoảng 30%. Như vậy, trung bình thì cứ 10 năm thì có khoảng 3 lần xảy ra hiện tượng rét nàng Bân.
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “KHÔNG BAO GIỜ LÀ THẤT BẠI! TẤT CẢ CHỈ LÀ THỬ THÁCH”
Có lẽ trong cuộc sống, dù làm bất kì điều gì chúng ta luôn bị bủa vây bởi những rắc rối, những căng thẳng, mệt mỏi, thất bại, khó khăn rồi mặc nhiên chấp nhận chúng như một quy luật để dẫn đến thành công. Khi ta coi những việc đó chỉ là những thử thách trên chặng đường thành công mà ta chắc chắn sẽ gặp trong đời, những chướng ngại vật sẽ trở thành động lực rèn giũa chúng ta trưởng thành và bản lĩnh hơn. “Không bao giờ thất bại! Tất cả chỉ là thử thách” là cuốn tự truyện đầy xúc động và cũng rất đáng khâm phục của tác giả Chung Ju Yung về một ý chí, nghị lực tuyệt vời, minh chứng sống về khao khát không giới hạn của con người, dám nghĩ, dám làm dù phía trước là thất bại hay thành công.
Tự truyện “Không bao giờ thất bại! Tất cả là thử thách” được cố chủ tịch tập đoàn Hyundai viết và được xuất bản vào tháng 4 năm 2019 do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành do Lê Huy Khoa dịch; gồm 255 trang.
Quyển sách kể lại câu chuyện của một người Hàn Quốc – Chung Ju Yung (Trịnh Châu Vĩnh) (1915-2001), nhà sáng lập và là cố chủ tịch của tập đoàn Hyundai. Ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo thuộc tỉnh Tongchon, Triều Tiên. Nuôi dưỡng ước mơ lập nghiệp nhưng nhiều lần thất bại và sức ép từ gia đình đã khiến ông nghĩ đến việc từ bỏ. Tuy nhiên sự cần cù, tinh thần trách nhiệm, nghị lực vươn lên, ý chí quyết tâm dám nghĩ dám làm, quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, không dừng lại và đi trọn con đường đã chọn đã khiến Chung Ju Yung làm nên những kỳ tích. Từng bước gây dựng nên một doanh nghiệp hùng mạnh – sáng lập nên tập đoàn Hyundai, góp phần vào việc thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những cường quốc kinh tế của Châu Á và toàn thế giới như hôm nay. “Cái gọi là kỳ tích đó là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi, sức mạnh tinh thần và niềm tin mãnh liệt vào công việc mình muốn làm” – Chung Yu Yung.
“Sự cần cù của cha mẹ chính là bài học nhiều ân huệ nhất đối với cuộc đời của tôi, đó cũng là di sản đầu tiên giúp tôi có được ngày hôm nay.” – bản thân ông sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó đông con; khi chỉ mới 10 tuổi ông đã phải bắt đầu lao động, lo lắng đáp ứng đủ cơm no, áo mặc và sự khó khăn ấy đã thôi thúc chàng trai trẻ Chung Ju Yung ý chí nghị lực vươn lên. Sự ra đi từ vùng quê để tìm cơ hội đổi đời ở những “vùng đất hứa” xa xôi của bản thân ông. Từ cuộc hành trình cùng với bạn với 47 won làm lộ phí, hai tháng cực nhọc tại công trình đường sắt đến việc bỏ nhà lần thứ hai và thêm một lần thất bại và cái tát của người lái đò đã cho ông thêm động lực; tiếp trên con đường đó ông đã trộm 70 won tiền bán bò và theo học trường kế toán, thừa hưởng cửa hàng gạo chỉ bằng một thứ duy nhất là uy tín,… và cuối cùng là xây dựng tập đoàn Huyndai “Doanh nghiệp là đoàn thể con người vì con người”.
Với sự kiên quyết “dám nghĩ, dám làm, dám hành động” cùng với tầm nhìn xa chiến lược của mình ông đã đưa doanh nghiệp của mình từng bước vượt qua những cơn sóng lớn rồi gặt hái được những thành tựu vang dội như ngày hôm này. Sự mạo hiểm đôi khi khiến chúng ta thất bại, nhưng nếu không mạo hiểm chỉ vì sợ thất bại sẽ còn mất nhiều thứ hơn là thất bại. Bởi lẽ nếu ai cũng thoả mãn với bản thân thì sẽ không bao giờ có anh hùng! Thành công không phải ở đích đến mà trên mỗi chặng đường ta đi.
Trên đường đi của mình, những thách thức vẫn còn đó, vẫn luôn chờ bạn ở phía trước, việc bạn cần làm là tuyệt đối không bao giờ được chùn bước, đi lên từ chính thất bại của mình và luôn tỉnh táo để nhận ra rằng: “Không bao giờ thất bại! Tất cả chỉ là thử thách”.
(Sưu tầm)
Phần từ "Có lẽ trong cuộc sống" đến "thất bại hay thành công" cung cấp thông tin gì cho người đọc?
Phần từ "Quyển sách kể lại" đến "con người vì con người" cung cấp thông tin gì?
Đoạn cuối của văn bản là
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì?