Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm về viết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Tục truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng rất nhân hậu nhưng mãi chưa có con. Hai ông bà mong ước có một mụn con để bầu bạn, chăm bẵm. Một hôm, cụ bà ra đồng và nhìn thấy một vết chân rất to. Chưa bao giờ bà thấy vết chân to đến như vậy. Bà thầm nghĩ: “Chà! Vết chân này kì lạ làm sao, ta phải ướm chân thử xem vết chân này to gấp mấy lần chân ta.”. Nói rồi, bà ướm thử chân vào, ít lâu sau bà có mang. Mang thai mười hai tháng, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô. Kì lạ thay! Đã ba năm trôi qua, trong khi những đứa trẻ khác đã biết chạy nhảy, nô đùa thì cậu bé vẫn nằm im một chỗ, không biết nói cười, không biết đi.
Bấy giờ giặc Ân đang lăm le xâm chiếm nước ta. Vua sai sứ giả đi khắp nước tìm người tài. Cậu bé nghe thấy tiếng của sứ giả bèn cất tiếng nói đòi đi đánh giặc: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con.”. Sứ giả vào, cậu bé yêu cầu rèn ngựa sắt, áo giáp sắt, gậy sắt để cậu đánh giặc. Sứ giả về tâu vua thực hiện những yêu cầu này. Vua mừng lắm!
Từ sau hôm gặp sứ giả, không hiểu vì sao mà cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi. Cậu ăn mấy cũng không no, quần áo vừa mặc đã bục chỉ. Cơ bắp của Gióng nổi lên cuồn cuộn. Nước da nâu bóng khỏe khoắn. Ánh mắt cương nghị, hừng hực khí thế đánh giặc. Bà con trong xóm thấy vậy chung tay góp cơm gạo để nuôi Gióng vì ai cũng muốn Gióng thay dân làng đánh giặc, cứu nước.
[...]
Đọc đoạn trích trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Đoạn trích trên kể lại truyện theo lời kể của ai, vì sao em biết điều đó?
Những chi tiết, hình ảnh, nội dung nào đã có thay đổi so với văn bản gốc? (Chọn 2 đáp án)
Người viết sử dụng yếu tố nào để khắc họa ngoại hình Thánh Gióng?
Việc bổ sung các chi tiết, hình ảnh, nội dung mới đã khiến cho câu chuyện Thánh Gióng trở nên
Chi tiết nào mang tính hư cấu, kì ảo?
Chợ Tết khác hẳn những phiên chợ thường ngày, có quầy bán pháo, bán rượu, chuối xanh, bưởi vàng, quýt đỏ làm đồ cúng, chỗ bán hoa dơn đỏ thắm, hoa cúc vàng tươi.
Quầy bánh rán được tấm cót quây xung quanh, lửa đỏ than hồng, chảo mỡ sôi sùng sục, những chiếc bánh rán vàng ươm lấm tấm chấm vừng đen, giòn tan, béo ngậy cứ được xếp lần lượt trên tấm phên bằng tre cật nâu bóng, tỏa mùi thơm nhức mũi.
Những quầy bán thúng mủng, dần, sàng, chổi rơm, đồ ăn trầu, lá dong, lá chuối cũng tấp nập hơn hẳn ngày thường.
Chỗ bán hoa đào, cây quất là đông nhất, người ta xúm xít hỏi han người vừa mới mua được cành đào như ý, về giá tiền, về dáng với màu hoa…
[...]
Bao nhiêu thứ ngon lành nữa, táo chín thơm, quýt ngọt... Ông nặn tò he với đủ hình thù xinh đẹp, xanh đỏ. Nào hình cầu thủ đội bóng Thể Công, hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… bao nhiêu nhân vật cổ tích cứ nhoang nhoáng hiện ra sau cái véo, vuốt, vắt, vặn, bóp, dính, nặn… thoăn thoắt của bàn tay ông già nặn tò he tóc bạc.
Quầy bán pháo với những băng pháo dài, đỏ quấn vòng tròn như băng đạn. Bánh pháo tép nho nhỏ xinh xinh, thi thoảng ông chủ quầy lại đốt chơi một quả, tiếng nổ đẹt đùng, xác pháo hồng tươi văng ra, mùi khói thuốc pháo ấm sực cả mũi…
Quần áo, giày dép cũng được bày ra, treo lên, đủ các loại, đủ sắc màu, người hỏi, người mời, kẻ bán người mua, tiếng mặc cả, tiếng cười vui cứ rộn rã dọc theo các quầy quần áo, sang đến cả khu bán đồ sống, đồ tươi như chỗ bán rươi, bán cá, gà, vịt, ngan, ngỗng…
(Quang Nhật, Chợ Tết quê tôi)
Đọc đoạn trích trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Qua cách miêu tả của người viết, em có hình dung như thế nào về khung cảnh chợ Tết trong đoạn trích trên?
Để có thể miêu tả được cảnh chợ Tết như trên, người viết đã
2 câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
Bác đi, muôn dặm đường xa
Hôm nay tuyết lạnh, nay vừa nắng lên
Bác về, tóc có bạc thêm?
Năm canh, bốn biển, có đêm nghĩ nhiều?
Hỡi Người, tim những thương yêu
Cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay
Chim kêu tung cánh chim bay
Ba mươi sáu triệu chim bầy gọi nhau.
(Tố Hữu)
Đọc đoạn trích trong bài đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Vì sao có thể xác định đoạn trích trên thuộc thể thơ lục bát? (Chọn 2 đáp án)
Những loại vần nào được gieo trong đoạn trích trên? (Chọn 2 đáp án)
Việc gieo vần đem lại tác dụng gì cho đoạn trích?
Câu hỏi tu từ sau thể hiện điều gì?
Bác về, tóc có bạc thêm?
Năm canh, bốn biển, có đêm nghĩ nhiều?
Chữ “Người” được viết hoa nhằm mục đích gì?