Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 4 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
LÊ ANH XUÂN
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng - đứng - Việt - Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(3 - 1968)
(Theo https://www.thivien.net/)
* Một số thông tin về tác giả Lê Anh Xuân:
- Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm giáo dục và nghệ thuật. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, lịch sử, tích cực tham gia phong trào sinh viên Việt Nam chống chiến tranh đầu thế kỉ XX.
- Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Năm 1966, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Lê Anh Xuân hy sinh ngày 24 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ khi tuổi đời còn rất trẻ (28 tuổi).
- Lê Anh Xuân - một nhà thơ có tài năng thiên bẩm, một chiến sĩ dũng cảm, ông xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống, yêu văn học và làm thơ từ nhỏ, ngay từ những bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Lê Anh Xuân đã được đánh giá cao. Bài thơ "Nhớ mưa quê hương" được giải Nhì cuộc thi thơ do tạp chí Văn nghệ tổ chức năm 1960 đã đánh dấu những thành công bước đầu của anh.
Lê Anh Xuân đại diện cho một thế hệ thanh niên Việt Nam say mê lý tưởng, chiến đấu hy sinh vô điều kiện cho sự nghiệp cách mạng. Thơ anh và chính cuộc đời anh đều thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương đất nước, với nhân dân, với đồng đội. Có thể nói anh chính là người ghi lại lịch sử bằng thơ. Lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ được anh phản ánh một cách sinh động, trong đó nổi bật là hình ảnh quê hương Bến Tre và những người đã dũng cảm ngã xuống vì sự trường tồn của Tổ quốc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: "Tiếng gà gáy", "Không có đâu như ở miền Nam", "Nguyễn Văn Trỗi", "Giữ đất", "Trở về quê nội",...
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Tác phẩm "Dáng đứng Việt Nam" được sáng tác bởi tác giả nào dưới đây?
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về tác giả của "Dáng đứng Việt Nam"?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Là một nhà giáo, nhà thơ, một chiến sĩ tiêu biểu của thế hệ "sinh viên Nhân văn Hà Nội gác bút nghiên ra trận". |
|
b) Là một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học tiêu biểu trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. |
|
c) Hy sinh ngày 24 tháng 5 năm 1968 tại Long An trong một trận càn của giặc Mỹ. |
|
d) Xuất thân trong một gia đình gốc nho học, có truyền thống văn chương và yêu nước. |
|
Chọn những tác phẩm được sáng tác bởi tác giả Lê Anh Xuân trong những tác phẩm dưới đây.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" được lấy cảm hứng từ sự hi sinh anh dũng của hàng trăm cán bộ và chiến sĩ cùng các đơn vị Quân Giải phóng trong trận đánh tại sân bay vào đêm 30 và rạng sáng ngày 31 tháng năm .
Đề tài của bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" là
Chủ đề của bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" là
Chọn những câu thơ thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường của Anh Giải phóng quân trong những câu thơ dưới đây.
Trước sự xuất hiện của Anh Giải phóng quân, quân địch đã có những động thái nào dưới đây?
Hai câu thơ "Anh tên gì hỡi Anh yêu quý / Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng" có ý thơ giống với hai câu thơ nào dưới đây?
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
(Trích "Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm)
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất"
(Trích "Khúc bảy", Thanh Thảo)
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai"
(Trích "Cuộc chia ly màu đỏ", Nguyễn Mỹ)
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
(Trích "Bài thơ về tiểu đội xa không kính", Phạm Tiến Duật)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Xây dựng hình tượng của bài thơ là những anh Giải phóng quân trong trận chiến tại sân bay Tân Sơn Nhất, tác giả đã lựa chọn sử dụng đại từ với cách viết như một không chỉ khẳng định phạm vi phổ quát của hình tượng anh Giải phóng quân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ; mà còn thể hiện được sự , ngợi ca của tác giả đối với những anh Giải phóng quân.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về Anh Giải phóng quân?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Anh xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản Hà Thành, tham gia chiến tranh, bảo vệ đất nước. |
|
b) Sự hi sinh của Anh là sự hi sinh anh dũng, bi hùng, không có sự hóa thân vĩnh cửu vào non sông. |
|
c) Dẫu hi sinh nhưng tên tuổi, thân xác, dáng đứng của Anh lại hòa vào với đất nước, vĩnh viễn trường tồn. |
|
d) Anh có tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng, kiên cường cùng tinh thần tận hiến cho Tổ quốc đáng trân trọng. |
|
Nhan đề "Dáng đứng Việt Nam" gợi lên những nét phẩm chất nào của người Việt Nam?
Biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ "Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng" có tác dụng
Chọn những cặp từ ngữ tạo nên sự đối nghịch trong hai câu thơ dưới đây.
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao."
(Trích "Cảnh nhàn", Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Biện pháp tu từ nghịch ngữ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây có tác dụng gì?
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao."
(Trích "Cảnh nhàn", Nguyễn Bỉnh Khiêm)