Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Cau
- Tự đọc sách báo
- Bài viết 1: Tả cây cối (Cấu tạo của bài văn)
- Luyện từ và câu: Nhân hóa
- Bài đọc 2: Một người chính trực
- Luyện tập tả cây cối (Quan sát)
- Phiếu bài tập tuần 5
- Bài đọc 3: Những hạt thóc giống
- Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá
- Trao đổi: Như măng mọc thẳng
- Bài đọc 4: Những chú bé giàu trí tưởng tượng
- Phiếu bài tập tuần 6
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 5 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Ba lưỡi rìu
Ngày xưa, có một anh tiều phu nhà rất nghèo nhưng thật thà, ngay thẳng. Anh chỉ có một chiếc rìu sắt để kiếm sống, ngoài ra chẳng còn thứ gì đáng giá. Ngày hôm đó, như mọi khi, anh mang rìu vào rừng kiếm củi. Đang chặt hăng say thì bỗng nhiên rìu bị gãy cán, lưỡi rìu theo đà chặt văng xuống con sông gần đó chìm sâu. Anh tiều phu buồn rầu hết sức vì chỉ có một lưỡi rìu để kiếm sống mà bị rơi mất rồi. Anh vừa buồn vừa bối rối không biết phải làm thế nào thì có một ông cụ râu tóc bạc phơ xuất hiện, hỏi anh có chuyện gì vậy. Thuật lại câu chuyện với ông cụ xong, cụ an ủi và hứa sẽ giúp anh tìm lại được lưỡi rìu. Anh tiều phu nghe cụ nói thì ngạc nhiên hết sức. Tiếp đó, ông cụ đã lặn xuống sông vớt lưỡi rìu cho anh. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng đẹp lấp lánh và thật quý giá. Cụ già hỏi anh tiều phu:
- Lưỡi rìu này là của con phải không?
- Không cụ ạ! Cái lưỡi rìu vàng này không phải của con.
Cụ già nghe vậy, cười cười rồi lặn xuống. Lần thứ hai, cụ vớt lên một cái lưỡi rìu bằng bạc thật sáng, thật đẹp. Cụ lại hỏi:
- Thế cái này có phải của con không?
- Cụ ơi, cái lưỡi rìu bạc này cũng không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một cái lưỡi rìu bằng sắt cũ kĩ, xỉn màu. Cụ già vẫn đứng dưới sông và hỏi có phải của con không. Anh tiều phu vội reo lên:
- Đây đúng lưỡi rìu con vừa đánh rơi rồi cụ ơi!
Cụ già tươi cười trao lưỡi rìu cho anh. Anh rối rít cảm ơn ông cụ. Cụ già cười hiền và bảo:
- Con là người thật thà! Con không tham lam những gì không phải của mình. Ta thử con với lưỡi rìu vàng và bạc. Nhưng con đã không vì của cải vật chất mà tha hóa, nói dối. Vì thế con xứng đáng nhận được cả ba lưỡi rìu. Đó là phần thưởng cho tấm lòng trung thực của con. Hãy luôn sống tốt như vậy nhé!
Nói xong, cụ già biến mất để lại ba chiếc rìu cho anh tiều phu. Anh tiều phu biết mình đã gặp tiên ông. Anh thầm nhủ sẽ luôn sống tốt bụng, trung thực và thật thà như vậy.
Truyện cổ tích Lít-va
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Anh chàng tiều phu trong truyện có những đặc điểm gì?
Anh tiều phu phản ứng thế nào khi ông cụ vớt lên lưỡi rìu vàng và bạc?
Tại sao ông cụ biết anh tiều phu đánh rơi lưỡi rìu sắt nhưng lại vớt lên hai lưỡi rìu vàng, bạc?
Đâu là chi tiết kì ảo trong truyện?
Chọn câu thành ngữ phù hợp nhất với nội dung, ý nghĩa của truyện.
Chọn những câu thành ngữ nói về lòng trung thực.
Nêu nội dung của đoạn văn dưới đây:
Lá chuối có thể gói bánh chưng, bánh giò, bánh khoai,... Hoa chuối làm nộm ăn rất ngon. Quả chuối lúc xanh nấu canh ốc, kho cá rất bùi. Quả chuối chín có thể cung cấp vitamin, bán nải chuối thêm thu nhập, làm được mứt chuối. Thân cây chuối dùng để băm cho gà, cho lợn ăn…
Giải câu đố sau:
Chân gì trung thực thẳng ngay;
Gian manh, dối trá một giây cũng kiềng?
=>
Bấm chọn sự vật được nhân hoá trong câu văn sau:
Cho đến cuối ngày, khi ông Trời đã mệt, có một nhành cây nho nhỏ hớt hơ hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được.
Sự vật trong khổ thơ sau được nhân hoá bằng cách nào?
Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn...