Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 29 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Bàn chân thầy giáo
Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Đôi bàn chân
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ
(Trần Đăng Khoa)
Chú thích:
lỗ đáo: lỗ nhỏ khoét dưới đất để đánh đáo.
Đọc bài thơ trên và trả lời câu hỏi.
Khổ thơ đầu cho thấy những sự vật ở trường đã bị tàn phá như thế nào? (Chọn 3 đáp án)
Khi có chiến tranh, thầy đã
Thầy đã phải hi sinh điều gì khi tham gia chiến tranh?
Cách gọi "lũ giặc" trong câu "Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc" cho thấy điều gì ở bạn nhỏ?
Khe Sanh, Tây Ninh, Đồng Tháp là tên gọi của
Bài đọc ca ngợi điều gì?
Dòng thơ "Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Từ nào có thể thay cho từ "dang dở" trong dòng thơ "Bài tập đọc dạy chúng em dang dở"?
Chọn tên cơ quan, tổ chức viết đúng.
Chọn tên cơ quan, tổ chức viết đúng.
Dấu ngoặc đơn trong câu sau được dùng để làm gì?
Thác Giềng (hay còn gọi là thác Bà Căn) là một thác nước nổi tiếng ở quê em.
Câu nào có dấu ngoặc đơn dùng sai vị trí?
Dòng nào chứa từ viết sai chính tả?
Nối để tạo thành các cặp từ trái nghĩa.
Cây đa vốn là cây cổ thụ, có thể cung cấp gỗ. Nhưng chẳng bao giờ người ta lại chặt cây đa để lấy gỗ cả, thường chỉ lấy gỗ của những cây đã già và chết thôi. Bởi cây đa mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với làng quê. Gốc cây đa trước cổng làng là cột mốc, là biểu tượng của quê hương trong lòng mỗi người dân. Mỗi khi đi đâu, cây đa là người cuối cùng đưa tiễn họ, và khi trở về, cây đa là người đầu tiên chào đón. Cây đa là nơi đám trẻ hẹn nhau đi đến trường, là nơi những cô bác nông dân ngồi nghỉ khi đi ra đồng. Gốc cây đa đã đi vào trái tim người dân làng quê em như thế.
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?