Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
- Tự đọc sách báo
- Viết: Luyện tập tả con vật (Tả ngoại hình con vật)
- Bài đọc 2: Mít tinh mừng độc lập
- Luyện từ và câu: Trạng ngữ
- Phiếu bài tập tuần 25
- Bài đọc 3: Bức ảnh
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Luyện từ và câu: Trạng ngữ (Tiếp theo)
- Bài đọc 4: Trường Sa
- Phiếu bài tập tuần 26
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 26 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
CHUYẾN DU LỊCH THÚ VỊ
Kì nghỉ hè năm nay, Dương được cùng ba mẹ đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô của nước Pháp. Vì ba mẹ đi dự hội thảo nên Dương được bà Mi-su, một người bạn thân của gia đình, dẫn đi thăm Pa-ri bằng tàu điện ngầm.
Khi mọi người leo lên cầu thang để ra khỏi bến tàu điện ngầm thì tháp Ép-phen đã sừng sững trước mặt. Dương nắm chặt tay bà Mi-su, thì thầm: “Ôi! Tháp Ép-phen đẹp quá!”. Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn, Dương được ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la. Vẻ đẹp của tháp vượt xa những hình ảnh mà Dương thấy trên phim ảnh. Bà Mi-su nói:
– Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Đó là lí do vì sao mọi người lại gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng.
Bà Mi-su còn đưa Dương đi tham quan nhiều nơi khác: bảo tàng Lu-vơ-rơ, Khải Hoàn Môn,... nhưng Dương vẫn ấn tượng nhất với tháp Ép-phen.
Vèo một cái, hai ngày tham quan Pa-ri đã hết. Nắm tay Dương đi dạo trên đường phố, bà Mi-su hạ giọng thì thầm như đôi bạn thân:
– Tạm biệt Pa-ri đi! Sáng mai, cháu sẽ không đi lại trên con đường này. Vào giờ này ngày mai, gia đình cháu đã ở trên máy bay rồi.
– Cháu sẽ rất nhớ bà. Pa-ri trở nên thân thiện hơn nhờ có bà đấy ạ.
– Cháu nhất định phải đến Pa-ri thêm lần nữa nhé. Chúng ta còn nhiều nơi để khám phá.
Hai bà cháu cười vang, tay trong tay, bước đi dưới nắng vàng lung linh.
(Theo Dương Thuỵ)
Đọc bài đọc trên và trả lời các câu hỏi.
Dương được ba mẹ cho đi tham quan ở đâu?
Điểm tham quan nào gây ấn tượng nhất với Dương?
Qua con mắt của Dương, tháp Ép-phen đẹp như thế nào? (Chọn 3 đáp án)
Dương ngắm được toàn cảnh tháp Ép-phen khi đứng ở đâu?
Bà Mi-su có quan hệ như thế nào với gia đình Dương?
Lời nói của Dương "Ôi! Tháp Ép-phen đẹp quá!” thể hiện điều gì?
Bà Mi-su là người như thế nào?
Lời nói sau thể hiện điều gì về Dương?
– Cháu sẽ rất nhớ bà. Pa-ri trở nên thân thiện hơn nhờ có bà đấy ạ.
Trạng ngữ "Kì nghỉ hè năm nay" Trong câu "Kì nghỉ hè năm nay, Dương được cùng ba mẹ đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô của nước Pháp." bổ sung thông tin gì?
Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?
Trạng ngữ thường được ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu câu nào?
Trạng ngữ trong câu "Vì mọi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, khu phố lúc nào cũng sạch đẹp." bổ sung thông tin gì?
Trạng ngữ "Để viết được bài văn hay, chúng ta cần đọc nhiều thơ, truyện." bổ sung thông tin gì?
Trạng ngữ trong câu "Đêm qua, ngoài sân đình, người lớn tổ chức Trung thu cho trẻ con." bổ sung thông tin gì?
Chọn tại, để, nhờ điền vào chỗ trống.
(1) mở rộng kiến thức, chúng ta cần đọc nhiều sách.
(2) bác lao công, trường lớp lúc nào cũng sạch sẽ.
(3) mưa bão, nhiều cây cối bị gãy, đổ.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)