Bài học cùng chủ đề
- Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê
- Chính tả: Nghe viết: Núi non hùng vĩ. Ôn tập về quy tắc viết hoa (Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
- Tập đọc: Hộp thư mật
- Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
- Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
- Phiếu bài tập tuần 24 (tự luận)
- Phiếu bài tập tuần 24
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 24 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
(Trích)
Về cách xử phạt
Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.
Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.
Về tang chứng và nhân chứng
Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.
Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.
Về các tội
- Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
- Tội ăn cắp
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
- Tội giúp kẻ có tội:
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:
Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.
Theo NGÔ ĐỨC THỊNH - CHU THÁI SƠN
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội được gọi là gì?
Có những tội nào được nêu ra trong văn bản? (chọn 4 đáp án đúng)
Người Ê-đê dựa vào những yếu tố nào để chắc chắn về tang chứng? (chọn 2 đáp án đúng)
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Những nhân vật nào được nhắc tới trong văn bản? (chọn 3 đáp án đúng)
Người đặt hộp thư mang đến cho Hai Long cảm thấy điều gì qua mỗi lần lấy thư?
Qua việc ngụy trang hộp thư mật khéo léo, chúng ta thấy được điều gì từ những người làm liên lạc?
Em hãy nhấp vào các tên riêng trong đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên... Nguyễn Khoa Điềm |
Em hãy chọn đáp án đúng cho câu đố sau:
Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? Là ai? |
Em hãy nối các từ ngữ sau với định nghĩa đúng.
Nếu bị kẻ khác đe dọa, hành hung thì em cần gọi vào số điện thoại nào?