Bài học cùng chủ đề
- Bài 9: Sự tích Con Rồng cháu Tiên
- Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- Phiếu bài tập tuần 23
- Bài 11: Sáng tháng Năm
- Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng
- Phiếu bài tập tuần 24
- Bài 13: Vườn của ông tôi
- Bài 14: Trong lời mẹ hát
- Phiếu bài tập tuần 25
- Bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi
- Bài 16: Ngựa biên phòng
- Phiếu bài tập tuần 26
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 23 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Ông Yết Kiêu
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:
– Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá.
Vua hỏi:
– Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
– Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dùi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
– Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi?
Ông bảo chúng:
– Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa.
Theo VŨ NGUYÊN HANH
Đọc bài đọc trên và trả lời câu hỏi.
Ông Yết Kiêu sống trong thời đại nào?
Ông Yết Kiêu có tài gì?
Yết Kiêu có cách đánh giặc như thế nào?
Vì sao quân giặc lại sợ hãi?
Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự trong bài đọc.
- Yết Kiêu nói nước ta có rất nhiều người có tài bơi lặn, khiến giặc hoảng sợ.
- Thừa lúc chúng vô ý, Yết Kiêu nhảy xuống nước trốn đi.
- Yết Kiêu vờ nghe theo lời giặc khi chúng dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.
Yết Kiêu xin vua cấp cho những gì để lên đường giết giặc? (Chọn 2 đáp án)
Chi tiết ông Yết Kiêu xin vua đi đánh giặc đã thể hiện ông là người như thế nào?
Chi tiết nào thể hiện sự mưu trí của ông Yết Kiêu?
Nối để tạo thành câu.
Câu nào có vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái?
Câu nào có vị ngữ giới thiệu, nhận xét?
Bấm chọn các tiếng tạo thành chủ ngữ của câu sau.
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý.
(Theo Minh Chuyên)
Chọn câu có chủ ngữ trả lời cho câu hỏi "Ai?".
Chủ ngữ của câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Hai con mắt của chú chuồn chuồn long lanh như thuỷ tinh.
Dòng nào bao gồm các từ chỉ phẩm chất, tính cách?