Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 19 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
QUÊ HƯƠNG
“Chim bay dọc biển đem tin cá”(1)
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng(2) bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã(3)
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe(4) về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
1939
(Tế Hanh(*), trong Thi nhân Việt Nam)
(*) Tế Hanh (1921-2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940-1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1996)...
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945.
(1) "Câu thơ của phụ thân tôi" (chú thích của Tế Hanh).
(2) Trai tráng: trai trẻ, khỏe mạnh.
(3) Tuấn mã: ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh.
(4) Ghe (phương ngữ): thuyền.
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Tác giả của bài thơ Quê hương là ai?
Bài thơ Quê hương được viết bằng thể thơ nào?
Trong cặp câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”, tác giả giới thiệu gì về quê hương mình? (chọn 2 đáp án đúng)
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.”?
Hình ảnh người dân chài khi đi đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
Hình ảnh con thuyền khi đi đánh cá trở về được miêu tả như thế nào?
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm."?
KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú(1) gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp(2) rây vàng hạt đầy sân nắng đào(3)
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng(4), hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Huế, tháng 7-1939
(Tố Hữu(*), Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
(*) Tố Hữu (1920-1002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở Trường Quốc học Huế. Tháng 4-1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1979-1992)...
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
(1) Tu hú: loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu mùa hè.
(2) Bắp: ngô.
(3) Nắng đào: nắng hồng.
(4) Phòng: ở đây là phòng giam.
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Tác giả của bài thơ Khi con tu hú là ai?
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào thời gian và địa điểm nào?
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. (chọn 2 đáp án đúng)
Bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình, tác giả đã gợi tả bức tranh mùa hè ….
Cặp câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thể hiện điều gì?
Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú?
Có thể thay thế từ dậy trong câu “Vườn râm dậy tiếng ve ngân” bằng từ nào?
Đâu là câu nghi vấn dùng để hỏi?
Đâu là câu nghi vấn không dùng để hỏi?
Em hãy nối các câu nghi vấn sau với mục đích sử dụng phù hợp.
Câu nghi vấn sau được sử dụng với mục đích gì?
Cụ có thể sang khám cho nhà con được không ạ?
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.