Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 18 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
NHỚ RỪNG Lời con hổ ở vườn bách thú Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa. Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết ta chúa tể của muôn loài, Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? * Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu, Ghét những cảnh không đời nào thay đổi, Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém; Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm, Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị. Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa, Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngán, Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi, - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ trong Thi nhân Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên, xuất bản, Hà Nội, 1943) |
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Bài thơ Nhớ rừng được viết theo thể thơ nào?
Con hổ trong bài thơ đang ở trong trường hợp đặc biệt nào?
Theo em, hành động "nằm dài trông ngày tháng dần qua" của con hổ thể hiện điều gì?
Cảnh tượng thiên nhiên xung quanh hổ ở vườn bách thú có thể miêu tả thế nào?
Hình ảnh "gặm khối căm hờn trong cũi sắt" thể hiện suy nghĩ gì của hổ?
Cảnh nơi ở khi xưa của hổ được tái hiện qua những hình ảnh nào? (chọn 5 đáp án đúng)
ÔNG ĐỒ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay". Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài giời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam, Sđd) |
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Đặc điểm trong sáng tác thơ của Vũ Đình Liên là gì?
Thể thơ của bài thơ Ông đồ là gì?
Cặp câu thơ nào thể hiện sự tài hoa của ông đồ?
Trong cặp câu thơ: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu?", tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Khung cảnh trong cặp câu thơ: "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay" có gì đặc biệt?
Trong những câu sau, đâu là câu nghi vấn?
Em hãy nhấp vào câu nghi vấn trong câu ca dao sau.
"Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"
Em hãy chọn câu nghi vấn không có chức năng để hỏi trong các câu sau.
Em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của mình sau khi đọc bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên.