Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Tết nhớ thương
- Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
- Phiếu bài tập tuần 10
- Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
- Bài 4: Mùa vừng
- Phiếu bài tập tuần 11
- Bài 5: Trước ngày Giáng sinh
- Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Phiếu bài tập tuần 12
- Bài 7: Về ngôi nhà đang xây
- Bài 8: Hãy lắng nghe
- Phiếu bài tập tuần 13
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 13 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Những cánh buồm
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Theo BĂNG SƠN
Đoạn văn đầu tiên cho biết đặc điểm gì của dòng sông?
Người dân ở quê của tác giả thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô vào thời gian nào?
Nội dung chính của đoạn văn đầu tiên là gì?
Hình ảnh nào ở dòng sông là đẹp nhất đối với tác giả?
Tác giả so sánh màu sắc của cánh buồm với
Phép so sánh trong câu văn "Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi." có tác dụng gì?
Chọn câu văn có hình ảnh nhân hóa.
Bấm chọn kết từ trong câu sau.
Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng .
Bấm chọn kết từ trong câu sau.
Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá .
Từ nào dùng để nối câu (1) và câu (2) trong đoạn văn sau.
(1) Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. (2) Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Kết từ "của" trong câu sau nối các từ ngữ nào?
Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi.
Kết từ "của" trong câu sau thể hiện mối quan hệ gì?
Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi.
Điền kết từ phù hợp vào chỗ trống.
Người Hà Nội có sở thích thưởng thức một bát phở đĩa bánh cuốn vào buổi sáng.
Từ "hay" trong trường hợp nào là kết từ?
Chọn từ có thể thay thế cho từ "mãn nguyện" trong câu sau.
Chỉ cần nhìn con cái trưởng thành mỗi ngày là cha mẹ đã cảm thấy mãn nguyện.