Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Tết nhớ thương
- Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
- Phiếu bài tập tuần 10
- Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
- Bài 4: Mùa vừng
- Phiếu bài tập tuần 11
- Bài 5: Trước ngày Giáng sinh
- Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Phiếu bài tập tuần 12
- Bài 7: Về ngôi nhà đang xây
- Bài 8: Hãy lắng nghe
- Phiếu bài tập tuần 13
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 12 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Người gác rừng tí hon
Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?". Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:
– Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
– A lô! Công an huyện đây!
Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:
– Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU
Nhờ đâu nhân vật em có tình yêu rừng?
Ba của nhân vật em làm công việc gì?
Khi đi trong rừng, nhân vật em đã phát hiện ra điều gì?
Sau khi phát hiện ra hai kẻ trộm, nhân vật em đã có hành động gì?
Dòng nào đúng trình tự các sự việc diễn ra khi nói về hành động của nhân vật em?
Chi tiết sau cho thấy nhân vật em là người thế nào?
Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?". Thấy lạ, em lần theo dấu chân.
Cách gọi "Người gác rừng tí hon" là dùng để chỉ ai?
Câu văn "Đêm ấy, lòng em như lửa đốt." cho thấy rõ tâm trạng gì của nhân vật em sau khi đã trình báo sự việc với công an?
Đức tính nổi bật của nhân vật em được thể hiện trong văn bản là gì?
Thông điệp của văn bản gửi gắm đến bạn đọc là gì?
Chọn đại từ xưng hô trong đoạn trích sau.
Gần đó có tiếng bàn bạc:
– Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm.
Chọn danh từ/ đại từ dùng để xưng hô phù hợp điền vào chỗ trống.
Năm nay, gia đình em về quê ăn Tết với ông bà. Sau một chuyến đi dài, em háo hức được gặp lại người thân. Xe dừng trước cổng nhà, em đã cất tiếng gọi lớn:
– Ông bà ơi! /.../ đã về đây ạ!
Từ trong nhà, em nhìn rõ bóng dáng của ông bà mừng rỡ chào đón cả nhà.
Chọn đại từ dùng để xưng hô ở ngôi thứ ba.
Sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống có ý nghĩa gì?
Khi làm một bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết phải chú ý điều gì?