Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Tết nhớ thương
- Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
- Phiếu bài tập tuần 10
- Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân
- Bài 4: Mùa vừng
- Phiếu bài tập tuần 11
- Bài 5: Trước ngày Giáng sinh
- Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Phiếu bài tập tuần 12
- Bài 7: Về ngôi nhà đang xây
- Bài 8: Hãy lắng nghe
- Phiếu bài tập tuần 13
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 11 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học.”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít bên chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
Dòng nào nói đúng về hoàn cảnh của Nết?
Mỗi ngày Nết thường mong chờ việc gì?
Ước mơ của Nết là gì?
Nhờ vào đâu mà cô giáo biết về chuyện của Nết?
Lời của Na nói với cô giáo cho thấy Na là người thế nào?
Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học.”.
Hành động nào của cô giáo cho thấy cô là người giàu tình thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác?
Lời của cô giáo kể về Nết cho thấy Nết là người thế nào?
Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp.
Vì sao bố mẹ Nết lại rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai?
Dòng nào nói đúng về thông điệp của bài đọc? (Chọn 2 đáp án)
Dòng nào nói đúng về nội dung bài đọc?
Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc về nội dung câu chuyện ở phần nào?
Để giúp bài văn kể lại một câu chuyện thêm sinh động, thú vị, người viết nên
Bấm chọn các từ ngữ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau.
Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.
– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.
– Cháu đi học à?
– Thưa bác, vâng ạ.
Theo NHẬT AN
Các từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau là đại từ xưng hô hay danh từ dùng để xưng hô?
Tôi vừa vào thang máy thì một cậu bé lưng đeo ba lô cũng bước vào.
– Cháu chào bác ạ. – Cậu bé nói với tôi.
– Cháu đi học à?
– Thưa bác, vâng ạ.
Theo NHẬT AN
Chọn đại từ xưng hô.