Bài học cùng chủ đề
- Bài 17: Thư gửi các học sinh
- Bài 18: Tấm gương tự học
- Phiếu bài tập cuối tuần 10
- Bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo
- Bài 20: Khổ luyện thành tài
- Phiếu bài tập cuối tuần 11
- Bài 21: Thế giới trong trang sách
- Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ
- Phiếu bài tập cuối tuần 12
- Bài 23: Giới thiệu câu chuyện DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
- Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít
- Phiếu bài tập cuối tuần 13
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 10 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
NHÀ BÁC HỌC NIU-TƠN
Từ nhỏ, Niu-tơn đã có tài quan sát. Một lần, trên đường đến trường, cậu bé Niu-tơn thấy cái bóng của mình ngả dài ra phía trước, đến trưa thì bóng ngắn lại, chiều, nó lại đổi hướng và dài ra. Cậu bé phát hiện ra rằng: Bóng người là do ánh Mặt Trời chiếu xuống tạo thành, mà Mặt Trời thì luôn chuyển dịch trên bầu trời nên cái bóng cũng thay đổi theo. Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng. Cậu chỉ vào một vạch trên đồng hồ, nói với bà ngoại: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học”.
Năm 22 tuổi, Niu-tơn trở thành giảng viên đại học. Nhưng một trận dịch hạch lớn xảy ra, trường học phải đóng cửa, ông đành về quê lánh nạn. Một lần, Niu-tơn ngồi đọc sách trong vườn. Bỗng một quả táo rụng xuống đầu ông. Ông băn khoăn tự hỏi: “Tại sao quả táo chín lại rơi xuống mà không bay lên trời? Trái Đất có cái gì hút nó chăng?”. Từ đó ông bắt tay vào nghiên cứu và khám phá ra một định luật nổi tiếng.
Những thành tựu rực rỡ mà Niu-tơn đạt được chủ yếu là do ông say mê nghiên cứu. Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, ông thường xuyên quên hết mọi thứ xung quanh. Có lần, Niu-tơn mời bạn đến ăn cơm. Người bạn đến giữa lúc ông đang mải mê làm việc. Chờ không được, người bạn đành ăn trước rồi ra về. Mãi lâu sau, Niu-tơn mới bước ra khỏi phòng làm việc. Nhìn thấy bát đũa đã dùng để trên bàn, ông ngạc nhiên nói: “Chết thật! Vậy mà mình cứ tưởng là chưa ăn”.
Nhờ thông minh, lại say mê nghiên cứu, Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại.
(Theo Nguyễn Trang Hương)
Từ nhỏ, Niu-tơn đã có tài gì?
Khi phát hiện ra sự thay đổi của cái bóng theo Mặt Trời, Niu-tơn đã làm gì?
Theo bài đọc, cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng chiếc đồng hồ mình tự chế vào việc gì?
Năm 22 tuổi, Niu-tơn làm công việc gì?
Vì sao Niu-tơn phải về quê lánh nạn?
Từ hiện tượng quả táo rơi xuống, Niu-tơn đã phát hiện ra điều gì?
Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, Niu-tơn thường xuyên
Đoạn văn nào cho thấy rõ nhất sự say mê nghiên cứu của Niu-tơn?
Nhờ đâu mà Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại?
Thông điệp nào được rút ra từ bài đọc?
Từ nào đồng nghĩa với từ "chăm chỉ"?
Từ nào đồng nghĩa với từ "trung thực"?
Bấm chọn các từ trái nghĩa trong câu sau.
Chị ấy rất cẩn thận trong công việc, còn em trai thì làm việc khá cẩu thả.
Từ nào có nghĩa là "phán đoán một cách quả quyết"?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Bạn Hoàng thường vì nghĩ rằng mình không giỏi bằng các bạn trong lớp.