Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về văn bản thông tin
- Thủy tiên tháng Một
- Thực hành tiếng Việt: Cước chú và tài liệu tham khảo
- Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Bản tin về hoa anh đào
- Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó
- “Thân thiện với môi trường”
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Phiếu bài tập tổng hợp
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
HỘI THI THỔI CƠM
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẻ, vừa đi vừa nấu cơm,...
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.
Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa và lấy nước; thổi cơm.
Mỗi đội 10 người (cả nam và nữ) tự xay thóc, giã gạo, giần, sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.
Bước 1, thi làm gạo: Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
Bước 2, tạo lửa và lấy nước: Tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1 ki-lô-mét, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.
Bước 3, nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1, 5 mét. Quy định là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7, 8 tháng tuổi (không phải con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc, không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Người chơi phải lấy lửa từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông để đứa trẻ không khóc và canh chừng con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là thắng cuộc.
Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm và giữa thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí có lần thi gặp mưa bùn gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp theo hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre treo sẵn một niêu cơm. Người kia có nhiệm vụ đun nấu. Khi có hiệu lệnh, người nấu phải nhanh chóng dùng hai thanh nứa già tạo ra lửa rồi châm vào bó đuốc hơ dưới đấy niêu. Cả hai người phải vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Hết tuần hương, ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon thì thắng cuộc.
(Theo dulichvietnam.org.vn)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào?
Thông tin nào không được nhắc tới trong hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)?
Mục đích chính của văn bản Hội thi thổi cơm là gì?
Cuộc thi nấu cơm ở đâu có nguồn gốc liên quan đến yếu tố lịch sử?
Trong hội thi nấu cơm của nữ ở hội làng Chuông (Hà Nội) của nữ, người dự thi vừa phải thổi cơm vừa phải giữ đứa trẻ chứng 7 - 8 tháng tuổi (không phải con đẻ của người dự thi). Vì sao phải là một đứa trẻ khác chứ không phải con đẻ?
Phần sa pô của văn bản trên có tác dụng gì?
Cuộc thi ở đâu chỉ dành cho người dự thi là nam giới?
Cuộc thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hoá - Thanh Hoá) có điểm gì giống với hội thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)?
Thông tin nào được trình bày trong cuộc thi nấu cơm ở hội Thị Cấm là gì?
Nội dung chính của văn bản thể hiện ở những yếu tố nào? (Chọn 2 đáp án)
Xếp các từ Hán Việt sau vào hai nhóm.
- dũng sĩ
- danh sĩ
- nho sĩ
- tráng sĩ
- sĩ phu
- liệt sĩ
Từ Hán Việt chứa yếu tố "sĩ" (người có học vấn)
Từ Hán Việt chứa yếu tố "sĩ" (binh lính)
Yếu tố "kí" trong các từ Hán Việt "du kí", "hồi kí", "nhật kí" có nghĩa là gì?
Yếu tố "sinh" trong từ Hán Việt nào có nghĩa là "sống"? (Chọn 2 đáp án)
Yếu tố "tiền" trong dòng nào dưới đây giống nhau về nghĩa?
Từ Hán Việt nào không cùng nhóm với những từ còn lại?
YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ QUY TẮC/ LUẬT LỆ CỦA MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIAN:
1. NỘI DUNG:
a. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi dân gian mà em dự định thuyết minh về quy tắc, luật lệ:
- Đó là trò chơi dân gian gì?
- Trò chơi đó diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào?
- Đối tượng tham gia gồm những ai?
b. Thân bài:
- Miêu tả quy tắc/ luật lệ của trò chơi.
- Nêu trình tự của trò chơi.
- Nêu tác dụng của trò chơi.
c. Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi dân gian đó với cuộc sống con người.
2. HÌNH THỨC: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp.
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi dân gian.