Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
CẢNH NGÀY HÈ
Rồi (1) hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương(2). Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ(3), Hồng liên trì đã tiễn mùi hương(4). Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương(6). Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng(7), Dân giàu đủ khắp đòi(8) phương. |
(Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2012, tr.118)
Chú thích:
(1) Rồi: ở đây là rỗi rãi.
(2) Lục: màu xanh; hoè lục: màu xanh cây hoè; tán rợp giương: tán
(3) Thức (từ cổ): màu vẻ, dáng vẻ. Ý cả câu thơ: cây thạch lựu ở hiên
(4) Tiễn mùi hương: ngát mùi hương (tiễn: từ Hán Việt, có nghĩa là dư ra). Ý cả câu thơ: sen hồng trong ao đã ngát mùi hương.
(5) Làng ngư phủ: làng chài lưới.
(6) Dắng dỏi (từ cổ): có nghĩa là inh ỏi; cầm ve: tiếng ve kêu như tiếng đàn. Lầu tịch dương: lầu (nhà cao) lúc mặt trời sắp lặn.
(7) Dẽ có: lẽ ra nên có. Ngu cầm: thần thoại Trung Quốc kể rằng hai triều vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn là hai triều đại lí tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc. Riêng vua Ngu Thuấn có khúc hát Nam phong, trong đó có câu: Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề (Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của cải). Ngu cầm là đàn của vua Ngu Thuấn. Ý cả câu: Hãy để cho ta có đàn của vua Thuấn đề đàn một khúc Nam phong.
(8) Đòi: nhiều.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. |
Điều đặc biệt trong hình thức thể loại của bài thơ là gì?
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là:
Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ?
Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?
Chọn 2 đáp án nêu đúng các vế đối của hai câu thơ bên dưới?
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. |
Nghĩa của hai câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương là gì?
Nhà thơ không cảm nhận cảnh vật bằng giác quan nào?
Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?
Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.