Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 4 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Ai đã học đến lớp Bốn, lớp Năm mà lại không biết tấm bản đồ Việt Nam nhỉ. Nước Việt Nam hình chữ S, ở giữa là miền Trung cong cong như cái đòn gánh gánh hai đầu Nam, Bắc nặng trĩu hai vựa lúa và núi non, bãi bồi trù phú.
Thế rồi hôm nay, trong bài học Địa lí, cô giáo ra bài tập cho cả lớp: Vẽ bản đồ Việt Nam. Bài tập không khó lắm vì chỉ cần mô tả được hình dạng lãnh thổ của Việt Nam, không phải điền tên núi, tên sông và địa giới các tỉnh, thành.
Về đến nhà, Thanh háo hức ngồi vào bàn, vẽ ngay. Vẽ bản đồ không phải là vẽ tranh, ai cũng có thể vẽ được, nếu khi nhắm mắt vẫn hiện ra hình chữ S ấy trong đầu. Vẽ xong, Thanh đưa khoe bố:
– Bố ơi, bố xem con vẽ có được không? Con thuộc lòng nên không cần nhìn mẫu đâu.
Bố gật đầu:
– Con vẽ khá đẹp đấy, nhưng còn thiếu.
Thanh ngạc nhiên. Sao lại thiếu nhỉ? Có đủ cả ba miền cơ mà. Bố em cười:
– Ngày bố bằng tuổi con bây giờ, bố đã làm bài tập như thế này. Con hãy nhìn bản đồ mẫu mà xem, sẽ thấy thiếu cái gì.
Thanh mở sách giáo khoa ra xem. Bức vẽ của em chỉ không thật đúng những nét gấp khúc mà thôi, có thiếu gì đâu? Em ngước nhìn bố. Bấy giờ, bố mới chỉ vào sách nói:
– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.
A, Thanh hiểu rồi! Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.
(Theo Phong Thu)
Đọc bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Cô giáo Địa lí ra bài tập gì cho cả lớp?
Bài đọc cho thấy miền nào của nước ta "cong cong như cái đòn gánh"?
Từ "địa giới" có nghĩa là gì?
Thanh có tâm trạng gì khi làm bài tập cô giao?
Bố nhận xét gì về bản đồ Thanh vẽ?
Thanh ngạc nhiên trước nhận xét của bố vì Thanh
Khi hiểu lời của bố, Thanh đã làm gì?
Chọn thông điệp chính mà bài đọc muốn gửi gắm.
Từ nào trong trường hợp sau là đại từ xưng hô?
– Ngoài đất liền, nước mình còn có rất nhiều hải đảo. Bức bản đồ của con còn thiếu những hòn đảo ấy.
Từ nào có thể thay cho từ "chí" trong câu sau?
Em cầm lấy bút, vẽ thêm những chấm lớn nhỏ tượng trưng cho các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và những hải đảo thân yêu từ Bắc chí Nam.
Bấm chọn đại từ thay thế trong trường hợp sau.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
(Theo Băng Sơn)
Từ "lặng lờ" trong khổ thơ sau có nghĩa là gì?
Và câu hò mênh mông
Lắng tình quê tha thiết
Thuyền nan nghèo dăm chiếc
Lặng lờ trôi trong chiều...
(Nguyễn Liên Châu)
Bấm chọn câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
(Nguyên Hồng)
Nối để phân biệt nghĩa của các từ sau.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn . Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng . Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi , chiếc thuyền vẫn lao mình tới.
(Theo Bùi Hiển)
Chú thích: "vòi mũi": bộ phận nhô ra xa nhất của mũi thuyền.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)