Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Ngày gặp lại
- Bài 2: Về thăm quê
- Phiếu bài tập cuối tuần 1
- Phiếu bài tập cuối tuần 1 (Trắc nghiệm)
- Bài 3: Cánh rừng trong nắng
- Bài 4: Lần đầu ra biển
- Phiếu bài tập cuối tuần 2
- Phiếu bài tập cuối tuần 2 (Trắc nghiệm)
- Bài 5: Nhật kí tập bơi
- Bài 6: Tập nấu ăn
- Phiếu bài tập cuối tuần 3
- Phiếu bài tập cuối tuần 3 (Trắc nghiệm)
- Bài 7: Mùa hè lấp lánh
- Bài 8: Tạm biệt mùa hè
- Phiếu bài tập cuối tuần 4
- Phiếu bài tập tuần 4 (Trắc nghiệm)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 3 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
LẦN ĐẦU TỚ ĐI TÀU HỎA
Bé Linh và bố mẹ đang chuẩn bị hành lí lên đường về quê ngoại. Cả nhà mang rất nhiều đồ, trong đó có có nhiều quà cho ông bà ngoại nữa.
- Mẹ ơi, em thỏ của con cũng muốn đi tàu.
- Ừ, con có thể mang theo em đi.
Đến ga, bé Linh học theo bố mẹ, tự đưa vé cho chú soát vé.
Sau đó, mọi người phải đặt hành lí trên băng chuyền để kiểm tra xem có ai mang đồ nguy hiểm, dễ cháy nổ lên tàu không. Nhằm tăng cường công tác an ninh của ngành đường sắt, hôm đó, ở ga tàu có đặt thiết bị kiểm tra hành lí. Mọi người lần lượt xếp hàng, đặt va li lên băng chuyền xem có mang theo đồ nguy hiểm, dễ cháy nổ lên tàu không.
Ga tàu thật đông đúc. Bé Linh ngồi ở phòng chờ thấy căng thẳng vì lo em thỏ bông không có vé, làm sao lên được tàu. Đến giờ lên tàu rồi, chú soát vé đứng lên bục kiểm tra hành lí của hành khách. Chú cầm chiếc kìm nhỏ, dập lên mỗi chiếc vé một lỗ tròn. “Sao chú ấy không hỏi bé thỏ có vé không nhỉ?”.
Cuối cùng, bé Linh cũng được tận mắt thấy đoàn tàu thật rồi. Tàu dài như một con rồng, có rất nhiều toa được nối lại với nhau. Nó chầm chậm dừng lại trước mặt bé Linh. Cả nhà Linh lên tàu, tìm đúng toa và số ghế của mình. Ô, trên tàu có một chiếc bàn nhỏ. Ghế ngồi có đệm thật êm ái và dễ chịu. Trên vách còn có cả móc treo đồ, đèn đọc sách, giống như ở nhà vậy. Bé Linh thấy thật tuyệt. Cô bé ôm em thỏ vào lòng thơm mấy cái thật kêu.
Xình xịch… xình xịch…
Bé Linh ngoan ngoãn ngồi yên tại chỗ, không dám động đậy. Rất nhanh, đoàn tàu bắt đầu tăng tốc. Cảnh vật bên ngoài loáng cái đã lùi lại phía sau. Một lúc sau, không còn thấy những tòa nhà cao chọc trời của thành phố nữa. Thay vào đó là vùng quê yên ả với những chú bò thung thăng gặm cỏ. Chẳng ngờ tàu lại chạy nhanh đến thế.
Mẹ đưa Linh đi lấy nước nóng. Toa tàu lắc lư làm hai mẹ con cũng lắc lư theo. Linh hết nghiêng sang trái lại ngả sang phải, trông như chú vịt con lạch bạch vậy.
Ô, lấy nước nóng cũng phải xếp hàng này! Ô, toa này còn có cả giường nằm nữa! Thú vị quá, trên tàu còn có cả toa phục vụ ăn uống. Bé Linh ăn no nê đến khi bụng căng tròn mới quay về toa của mình. Nằm nghỉ trên ghế, cô bé ôm em thỏ ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài cửa sổ rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
(Lần đầu tớ đi tàu hỏa, Nhà xuất bản Kim Đồng)
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
Linh cùng bố mẹ đi tàu hoả đi đâu?
Vì sao trước khi tàu lăn bánh, hành khách phải được kiểm tra hành lí?
Khi ngồi ở phòng chờ, vì sao Linh thấy căng thẳng?
Đoàn tàu được miêu tả như thế nào?
Linh thấy bất ngờ về những điều gì khi lần đầu đi tàu? (Chọn 3 đáp án)
Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.
- ô ê
- õ ách
- ĩ ợi
Xếp các từ sau vào hai nhóm:
- trườn
- rời
- chạy
- bay
- nướng
- hầm
- chiên
- xào
Từ chỉ hoạt động di chuyển
Từ chỉ hoạt động nấu ăn
Sắp xếp các hành động sau theo thứ tự phù hợp để có cách làm món trứng đúc thịt.
- Đập trứng vào bát, cho thêm thịt xay, hành khô băm nhỏ, một chút muối, một chút nước mắm, đánh đều.
- Rửa sạch thịt, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng.
- Bày ra đĩa.
- Cho hỗn hợp trứng và thịt vào dàn đều khắp chảo, rán vàng mặt dưới (từ 5 – 7 phút) với lửa nhỏ. Lật mặt còn lại, rán vàng.
Điền từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ trống.
a. Cả lớp chăm chú cô giáo .
b. Ước mơ của em là trở thành bác sĩ để bệnh cho mọi người.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Từ nào viết đúng chính tả?