Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn
- Đọc: Tiếng Việt
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc: Mưa xuân
- Đọc: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ "Vội vàng"
- Thực hành tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng
- Viết: Tập làm thơ tám chữ và viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Phiếu bài tập cuối chủ đề 7
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Thẹn
Em là cô gái đẹp kinh kỳ,
Soi mảnh gương trong kẻ lại mi.
Tôi đã nửa đời người lạc bước,
Phong trần kén mãi khách tương tri.
Gặp gỡ hai ta những thẹn lòng,
Tôi ngừng bước lại, ngập ngừng trông.
Trông em trang điểm rồi mai mốt
Áo đẹp... xe hoa... về nhà chồng.
Em đương thoa phấn má bên đây,
Bỗng vội thoa sang bên má này.
Bối rối để bông thoa phấn rụng,
Nhẹ nhàng làn phấn toả phai bay.
Em thẹn vì em chưa có chồng,
Một chiều trông thấy bóng đàn ông.
Tôi thì không thế, tôi thì thẹn
Vì thấy yêu em, em biết không?
(Theo https://www.thivien.net)
* Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Bính:
- Nguyễn Bính (1918 - 1966), quê ở xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam.
- Ông được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
- Cha ông tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học; mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, là con gái của một gia đình khá giả. Song bà Miện vì bị rắn độc cắn mà mất sớm, để lại cho ông Bình 3 đứa con thơ. Khi đó, Nguyễn Bính mới chỉ được 3 tháng.
- Về sau, 3 anh em Nguyễn Bính được bác ruột (chị gái của mẹ) đón về nuôi dưỡng và cho ăn học.
- Nguyễn Bính đã có năng khiếu thơ ca từ rất sớm. Vì thế, Nguyễn Bính đã được cậu ruột (ông Bùi Trình Khiêm - cha nhà văn Bùi Hạnh Cẩn) hết sức yêu quý, cưng chiều.
- Một số sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Bính: Qua nhà, Những bóng người trên sân ga, Tương tư, Chân quê, Cô hái mơ, Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi,...
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính là
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về tác giả Nguyễn Bính?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Có năng khiếu thơ ca từ thuở nhỏ. |
|
b) Là nhà thơ của làng quê Việt Nam. |
|
c) Xuất thân trong một gia đình gốc nho học. |
|
d) Sáng tác thơ ca đậm chất hiện thực. |
|
Chọn những tác phẩm được sáng tác bởi tác giả Nguyễn Bính trong những tác phẩm dưới đây.
Bài thơ Thẹn được sáng tác theo thể thơ nào dưới đây?
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ Thẹn.
Đề tài của bài thơ Thẹn là
Chủ đề của bài thơ Thẹn là gì?
Nhân vật trữ tình của bài thơ Thẹn là
Nhân vật "em" trong bài thơ là người con gái như thế nào?
Nhân vật trữ tình "tôi" trong bài thơ được miêu tả là một chàng trai như thế nào?
Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ có tác dụng gì?
Xác định nghĩa của từ in đậm trong câu thơ Phong trần kén mãi khách tương tri.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
(Trích Chân quê, Nguyễn Bính)
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
(Trích Chân quê, Nguyễn Bính)
Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Trích Chân quê, Nguyễn Bính)