Bài học cùng chủ đề
- Đọc: Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Đọc: Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt: Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
- Đọc: Ngày xưa
- Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- Phiếu bài tập cuối chủ đề 4
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 4 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
(1) Viết về người trí thức nghèo, Nam Cao đã dựng nên cả một xã hội “sống mòn”; mỗi nhân vật của ông là một kiểu “đời thừa”, một lối “sống mòn”, một cách “chết mòn”. Một cuộc sống vô lí, vô ích, vô nghĩa, “chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”, “chết ngay trong lúc sống” (“Sống mòn”). Có thể nói, trước Cách mạng, không có nhà văn nào có cái nhìn sâu sắc, có tầm triết lí, tổng hợp khái quát cao độ về tình trạng chết mòn, cái chết về tinh thần như nhà văn lớn Nam Cao.
(2) Nếu như qua nhân vật AQ trong “AQ chính truyện”, Lỗ Tấn muốn khái quát phép thắng lợi tinh thần của người Trung Hoa thì qua những nhân vật người nông dân, nhất là những người trí thức, những Điền, những Hài, những Hộ, những Thứ, phải chăng Nam Cao muốn khái quát nét tâm lí chung của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam: tâm lí trì trệ, sợ đổi thay? Một nét tâm lí được nảy sinh từ hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của một nước nông nghiệp lạc hậu, bị kìm hãm lâu đời trong chế độ phong kiến, tạo nên những thói quen. “Không phải cái thói quen của riêng mình, nhưng mà là cái thói quen lưu truyền đã mấy đời, đến nỗi nó đã nhập vào máu chúng ta. Tư tưởng, tính tình, cảm giác, hành động của chúng ta đều khuôn theo những thói tục. Những lề lối sẵn trong thời đại chúng ta” (“Sống mòn”). Ngồi trên tàu từ Hà Nội về quê, biết chắc đời mình “sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê”, nhưng Thứ vẫn buông xuôi, vẫn cứ để mặc con tàu mang đi. “Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? “Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới” (“Sống mòn”). Khái quát nét tâm lí bảo thủ, trì trệ của dân tộc, dựng nên cả một xã hội, một thế giới bức bối, ngột ngạt trong bầu không khí “sống mòn”, Nam Cao đã thức tỉnh ý thức đổi thay, vượt thoát khỏi tình trạng “chết mòn” ở mỗi con người. Hơn một lần, trong tác phẩm của mình, Nam Cao thể hiện khát vọng đổi thay. Đổi thay những ràng buộc, vứt bỏ những “thói quen” kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân, của cộng đồng, của cả dân tộc. Nam Cao khẳng định: “Sống tức là thay đổi”; “Thời thế đổi, lòng người đổi”. Thật táo bạo khi Nam Cao mong muốn “lọc máu” cho cả dân tộc: “Thế kỉ sau sẽ lọc máu cho chúng ta trong trẻo lại” và đầy trách nhiệm khi tự hỏi: “Nhưng tại sao ta lại không thể nghĩ đến chuyện lọc máu ra ngay từ giờ?... (“Sống mòn”). Ngay trong thời kì đen tối nhất, trong những hoàn cảnh bi thảm nhất, Nam Cao dẫu có bi quan nhưng vẫn không tuyệt vọng mà vẫn khao khát đổi thay: “Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi…” (“Điếu văn”). Vậy là, đâu phải chờ đến những năm cuối thế kỉ XX đất nước ta mới có nhu cầu đổi mới. Ngay từ trước Cách mạng, Nam Cao đã thổi bùng lên khao khát đổi thay của cả dân tộc Việt Nam.
(Trần Đăng Suyền, Tư tưởng và phong cách nhà văn:
những vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Đại học Sư phạm)
Xác định kiểu văn bản của đoạn trích.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là
Đoạn văn (1) được triển khai theo hình thức nào?
Những trích dẫn được người viết sử dụng trong ngoặc kép đóng vai trò gì?
Bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng gì?
Người viết cho rằng tình trạng "sống mòn", "chết mòn" ở người trí thức cho thấy điều gì ở họ?
Theo đoạn trích, nhân vật AQ trong "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn tiêu biểu cho điều gì?
Người viết so sánh những người trí thức trong sáng tác của Nam Cao với con vật nào?
Theo đoạn trích, thông qua các nhân vật trí thức, Nam Cao muốn thể hiện điều gì?
Ngôn ngữ của đoạn trích trên có đặc điểm gì?
Chọn 2 trường hợp được dẫn gián tiếp.
Bấm chọn lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau.
Mẹ nó dặn, ở nhà có gì thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Trường hợp nào chứa lời dẫn trực tiếp?
Nối để phân biệt hai trường hợp sau.
Trường hợp nào chứa suy nghĩ được trích dẫn trực tiếp của nhân vật?