Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 9 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
TRỞ VỀ
[…]
Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế giễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng.
Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế.
[…]
Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước.
Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:
- Con đã về đấy ư?
- Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? – Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được, vì Tâm thấy cái lãnh đạm của mình.
- Bà ở đây một mình thôi à?
Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:
- Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.
- Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không? Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng. Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.
Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:
- Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy. - Bà cụ yên lặng một lát. - Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.
Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người.
Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:
- Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?
Tâm nhìn ra ngoài đáp:
- Như thường rồi. - Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:
- Ở làng có việc gì lạ không?
Bà cụ trả lời:
- Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm.
Có tiếng người đi ở ngoài vườn. Bà cụ ngừng lại: Có lẽ nó về đấy. Rồi bà cụ cất tiếng gọi:
- Trinh đấy phải không con? Vào đây, có cậu Tâm vừa về chơi.
Một thiếu nữ lách cửa liếp bước vào. Tâm trông ra thấy một cô gái quê ăn mặc giản dị, nhưng sạch sẽ. Đôi mắt Tâm gặp đôi mắt cô ta, đen láy, mở to nhìn chàng:
- Cậu Tâm đấy, con không nhớ ư?
Cô Trinh mỉm cười:
- Thưa, có ạ, ai chứ cậu Tâm thì quên thế nào được.
Hình như lỡ lời, cô thiếu nữ cúi mặt, hơi e lệ. Cái cử chỉ ấy, và lời nói đã không làm cho Tâm cảm động, lại làm cho chàng hơi ghét. Cô gái quê mùa tưởng chàng để ý đến chắc? Vì vậy, Tâm cất tiếng hỏi hơi sẵng:
- Thế nào, cô Trinh còn đợi gì mà không lấy chồng đi cho tôi ăn mừng.
[…]
Những kỷ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ.
Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả.
Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ.
Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy. Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:
- Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.
- Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm.
Tâm lại an ủi:
- Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.
Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:
- Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho.
Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt.
Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra:
- Thôi, bà ở lại. Chào cô Trinh nhé. Bảo tôi có nhời hỏi thăm tất cả họ hàng.
Ra đến ngoài Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho đã làm xong bổn phận.
[…]
Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu. Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sợ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người. Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy những cái mỉm cười chế giễu của mọi người. Vợ chàng sẽ nói thế nào?
- Thôi, chúng ta về ngay đi.
Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vợ rảo bước mau.
Đợi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vợ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất.
Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình.
Tâm không ngoảnh lại, chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kỷ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ.
Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ.
(Thạch Lam)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Ý nào sau đây nói đúng về nhân vật người mẹ? (Chọn 2 đáp án)
Những chi tiết nào chứng minh Tâm là người sống bạc bẽo, thờ ơ với người mẹ? (Chọn 4 đáp án)
Thể loại của văn bản trên là gì?
Theo em, văn bản muốn gửi gắm đến người đọc bài học gì? (Chọn 2 đáp án)
Chọn những từ láy có trong văn bản trên. (Chọn 2 đáp án)
Ý nào chứng minh nhân vật Trinh là người tốt bụng?
Vì sao Tâm trở coi khinh quá khứ nghèo khó nhưng đầy tình nghĩa của mình?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Nhân vật Tâm không được khắc hoạ ở khía cạnh nào?
Xác định ngôi kể của văn bản trên.
Chọn đúng/ sai cho các nhận xét sau về trạng ngữ.
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh của sự việc nêu trong câu. |
|
Trạng ngữ là thành phần bắt buộc trong câu. |
|
Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?,... |
|
Trạng ngữ trong câu sau bổ sung thông tin gì cho thành phần chính của câu?
Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần.
(Ma Văn Kháng)
Từ "Trung thu" trong câu nào là trạng ngữ?
Nhấp chuột vào 3 trạng ngữ trong đoạn văn sau.
Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
Trạng ngữ trong câu sau bổ sung thông tin gì cho thành phần chính của câu?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN TẢ LẠI MỘT LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG MÀ EM ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN:
1. NỘI DUNG:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về lễ hội truyền thống:
- Tên lễ hội là gì?
- Lễ hội được tổ chức ở đâu?
- Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào?
b. Thân bài: Miêu tả chi tiết các hoạt động, diễn biến của lễ hội:
- Trước khi lễ hội bắt đầu:
+ Nơi diễn ra lễ hội được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?
+ Những người đến tổ chức và tham dự lễ hội gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi tổ chức và đến dự sự kiện ra sao?
+ Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã được chuẩn bị như thế nào?
- Khi lễ hội diễn ra:
+ Lễ hội gồm có những phần, những hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính của lễ hội?
+ Bầu không khí của lễ hội như thế nào?
+ Mọi người tham dự với tinh thần, thái độ ra sao?
+ Điều gì ở lễ hội khiến em ấn tượng nhất?
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về lễ hội và ý nghĩa của lễ hội.
2. HÌNH THỨC: Đảm bảo viết đúng chính tả, ngữ pháp.
Viết bài văn tả lại một lễ hội truyền thống mà em đã được chứng kiến.