Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về tục ngữ
- Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
- Đọc kết nối chủ điểm: Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc mở rộng theo thể loại: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Phiếu bài tập chủ đề 7
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
1. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
2. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
4. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
5. Thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông.
6. Cái nết đánh chết cái đẹp.
7. Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
8. Ba tháng trồng cây không bằng một ngày trông quả.
Đọc các câu tục ngữ trên và trả lời các câu hỏi.
Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong câu tục ngữ "Ba tháng trồng cây không bằng một ngày trông quả"?
Xếp các câu tục ngữ sau vào hai nhóm.
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
Có hình thức là 2 vế
Có hình thức là 4 vế
Câu tục ngữ nào phản ánh kinh nghiệm trồng lúa nước của người nông dân?
Các câu tục ngữ trên thể hiện những đặc điểm nào? (Chọn 2 đáp án)
Kéo thả các câu tục ngữ trên vào hai nhóm sau.
- 1
- 2
- 8
- 5
- 4
- 7
- 3
- 6
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động
Tục ngữ về con người, xã hội
Ý nào nêu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"?
Câu tục ngữ "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa" được gieo loại vần nào?
Câu tục ngữ sau được viết theo thể thơ nào?
"Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Câu tục ngữ nào có ý nghĩa tương đồng với câu "Cái nết đánh chết cái đẹp"?
Biện pháp tu từ nói quá trong câu tục ngữ "Thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông" có tác dụng gì?
Thành ngữ nào sử dụng biện pháp nói quá?
Câu nào sử dụng biện pháp nói quá?
Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
Bác Hồ từ giã cõi hôm nay
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay…
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong khổ thơ trên. (Chọn 2 đáp án)
Kéo thả các trường hợp sau vào hai nhóm.
- Con mắt là mặt đồng cân
- Chắc rễ bền cây
- Cá mè một lứa
- Làm để lành, khi dành để đau
- Bới lông tìm vết
Tục ngữ
Thành ngữ
Nhấp chuột vào từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong khổ thơ sau.
- Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
(Lượm, Tố Hữu)
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống được gợi ra từ câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp":
1. Nội dung:
a. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề được cần bàn luận được gợi ra từ câu tục ngữ trên: mối quan hệ giữa vẻ đẹp tâm hồn (cái nết) và vẻ đẹp ngoại hình (cái đẹp): vẻ đẹp tâm hồn quan trọng hơn vẻ đẹp ngoại hình.
- Nêu ý kiến tán thành, phản đối hoặc vừa tán thành, vừa phản đối vấn đề.
b. Thân bài:
- Giải thích được những từ ngữ quan trọng:
+ Cái nết: vẻ đẹp tâm hồn.
+ Cái đẹp: vẻ đẹp ngoại hình.
+ Đánh chết: khẳng định tầm quan trọng của vẻ đẹp tâm hồn.
- Nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục cho quan điểm của bản thân.
- Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
- Sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng sao cho hợp lí.
- Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để có cách nhìn toàn diện về vấn đề.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của mình.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.
2. Hình thức: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng từ ngữ liên kết câu và liên kết đoạn văn,...)
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) nghị luận về một vấn đề đời sống được gợi ra từ câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp".