Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 5 SVIP
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
1. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng không điều kiện vào tháng 5 - 1945. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 1945).
Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15 - 8 - 1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Tiếp theo, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16 - 8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Lần đầu tiên, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân.
Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều 16 - 8, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về bao vây và tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.
2. Giành chính quyền ở Hà Nội
Ở Hà Nội, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng càng thêm sôi động. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ chiến đấu. Các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động hầu khắp thành phố. Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật.
Tối 15 - 8, Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở ba rạp hát lớn trong thành phố. Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.
Đến sáng 19 - 8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn, Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca" lần đầu tiên vang lên.
Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế của quán chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
3. Giành chính quyền trong cả nước
Khi có tin Nhật đầu hàng, lệnh khởi nghĩa truyền xuống và tin Hà Nội giải phóng báo về thì cuộc khởi nghĩa trong cả nước càng lan nhanh như một dây thuốc nổ. Tiếp sau Hà Nội, đến lượt Huế (23 - 8), rồi Sài Gòn (25 - 8). Trước khí thế vũ bão của cách mạng, vua Bảo Đại phải thoái vị. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến 28 - 8), cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.
Đọc văn bản trong bài đọc và trả lời các câu hỏi sau.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào thời gian nào?
Các đề mục được in đậm có tác dụng gì?
Nối mốc thời gian với sự kiện tương ứng.
Mục đích chính của văn bản là
- thuyết phục người đọc
- cung cấp thông tin
- bày tỏ cảm xúc
Chọn 3 ý nhận xét đúng về văn bản.
Nối mốc thời gian với sự kiện tương ứng.
Hình ảnh minh họa có vai trò gì đối với văn bản trên? (Chọn 3 đáp án)
Yếu tố nào không xuất hiện trong văn bản?
Hoàn cảnh lịch sử thế giới nào được nhắc tới trong văn bản? (Chọn 3 đáp án)
Thông tin được trình bày như thế nào?
Trạng ngữ nào (phần in đậm) dưới đây chỉ thời gian?
Vị ngữ trong câu văn sau được mở rộng bằng
- cụm động từ
- cụm danh từ
- cụm tính từ
Và thế là "sen" hóa thành người, "bùn" trong thiên nhiên hóa thành "bùn" trong xã hội.
(Theo Hoàng Tiến Tựu)
Vị ngữ trong câu sau được mở rộng bằng
- cụm tính từ
- cụm danh từ
- cụm động từ
Nông dân cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, có thêm trâu bò, sắm thêm nông cụ.
Vị ngữ trong câu sau được mở rộng bằng
- cụm tính từ
- cụm danh từ
- cụm động từ
Đàn kiến này rất chăm chỉ, siêng năng.
Nối trạng ngữ (phần in đậm) với công dụng thích hợp.
Lựa chọn một trong hai cách sau:
* Theo cách truyền thống:
- Sa-pô (nếu có): Giới thiệu tóm tắt về sự kiện.
- Mở bài: Nêu tên sự kiện, thời gian xảy ra.
- Kết bài: Nêu sự việc kết thúc sự việc.
* Theo đồ họa thông tin:
- Nội dung chính giống như cách truyền thống.
- Lựa chọn một kiểu đồ họa để trình bày các thông tin chính, ngắn gọn.
Em hãy viết bài văn thuật lại một sự kiện.