Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về Văn nghị luận
- Văn bản Học thầy, học bạn
- Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng
- Văn bản Góc nhìn
- Văn bản mở rộng: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
- Tri thức và thực hành tiếng Việt
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Ôn tập
- Phiếu bài tập
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
KHÔNG SỢ SAI LẦM
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
Hồng Diễm
Đề bài:
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Theo tác giả, một người sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy là người thế nào?
Thông điệp của văn bản là gì?
Theo tác giả, một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người thế nào?
Câu văn nào trong văn bản nói đến việc con người cần phải chấp nhận sai lầm, thất bại thì mới nhận lấy được thành công?
Những bằng chứng "Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!" chứng minh cho ý kiến nào?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu văn "Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được." sử dụng biện pháp tu từ nào?
Vấn đề bàn luận của văn bản là gì?
Viết bài văn nghị luận về văn hóa xếp hàng của người Việt Nam.