Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 2 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran.
- Các… các… các…
Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ tọe học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt giời lặn.
(Duy Khán, Lao xao ngày hè)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng ngôi kể nào?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau?
Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.
Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Câu văn nào sau đây có chứa thành ngữ?
Trong đoạn văn "Một con bồ các....hướng mặt trời lặn", tác giả đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua những giác quan nào là chủ yếu?
Trong lời của nhân vật Điệp có xuất hiện các câu "Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…". Những câu văn này gợi đến thể loại văn học dân gian nào?
Văn bản trên bộc lộ rõ tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
Dòng nào nói đúng về ngôn từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích?
Dòng nào sau đây nói về thông điệp chính mà đoạn trích gợi ra cho người đọc?
Nghĩa gốc của từ "ngọt" là
Nội dung nào không cần có trong bài văn tả cảnh sinh hoạt?
Hoàn thiện đoạn văn miêu tả cảnh sinh hoạt.
Từ sớm, khi mặt trời chưa ló dạng, mọi người đã dậy để đun nước, thổi cơm và chuẩn bị cái liềm, cái nón ra đồng. Sau tiếng gà gáy lần thứ nhất, bà con cũng ra khỏi nhà. Cả con đường làng tiếng cười nói của các cô thôn nữ, tiếng máy tuốt lúa, tiếng chó sủa. Bầu trời phía đông ửng hồng cũng là lúc các cô bắt đầu lúa. Ở quê em, phụ nữ và tháo vác. Tay của các bà, các mẹ, các cô nhanh . Chỉ trong chốc lát, từng bó lúa đã được thành đống gọn gàng. Trong khi đó, các anh thanh niên thì nhau gánh những bó lúa nặng hạt ra đường lớn. Cánh đồng lúa vàng mọi khi im ắng nay lại nhộn nhịp, vui tươi. Họ vừa gặt lúa, vừa cười đùa, trêu chọc nhau. Thỉnh thoảng, anh trai làng nào đó hát lên một câu hò nghe tha thiết, ngọt ngào.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Trường hợp nào không dùng biện pháp hoán dụ?
Với đề bài "Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mây và sóng.", ý nào sau đây không cần thiết?