Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 2 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
TỜ BÁO TƯỜNG CỦA TÔI
Chiều nay, tôi phải xuống nhà thằng Eng để bàn với nó về tên tờ báo tường đón tết Trung thu. Con đường đến nhà Eng đi qua một con dốc. Đang đi, tôi bỗng khựng lại, suýt nữa hét toáng lên vì sợ hãi. Ngay trước mặt tôi, có người nằm bên gốc cây. Bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng. Người bị nạn kêu yếu ớt:
– Cháu ơi, gọi người cứu bác với!
Tôi đứng ngây ra, tim đập thình thịch. Cố trấn tĩnh, tôi đáp:
– Bác đợi cháu nhé!
“Phải đến đồn biên phòng”. Thoáng nghĩ thế, tôi liền chạy theo con đường gần nhất. Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. Cuối cùng, cánh cổng của đồn biên phòng cũng hiện ra. Một chú bộ đội đứng gác cất tiếng hỏi tôi:
– Có việc gì thế cháu?
– Cháu thấy người bị tai nạn bên đường nên tới báo cho các chú ạ.
Nhìn khuôn mặt đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi của tôi, chú như đoán được câu chuyện. Nhấc điện thoại lên, chú liên lạc với đồng đội đang đi tuần tra địa bàn để thông báo sự việc. Xong xuôi, chú vỗ vai tôi cười bảo:
– Cháu gan dạ và tốt bụng quá! Hi vọng, người gặp nạn sẽ được cứu kịp thời.
Ngày hôm sau, chuyện tôi báo cho các chú bộ đội biên phòng đến cứu người bị nạn lan đi khắp nơi. Tôi thấy rất vui. Tôi còn vui hơn khi tìm được nhan đề “Trăng Rằm yêu thương” cho tờ báo tường của lớp.
(Nguyễn Luân)
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhân vật tôi xuống nhà thằng Eng để làm gì?
Trên đường xuống nhà thằng Eng, nhân vật tôi gặp chuyện gì?
Chi tiết Tôi đứng ngây ra, tim đập thình thịch. cho thấy cảm xúc gì ở nhân vật tôi khi ấy?
Khi thấy có người bị nạn, nhân vật tôi đã làm gì?
Để có thể giúp người bị nạn, cậu bé đã phải vượt qua những gì?
Qua hành động trong bài, có thể thấy nhân vật tôi là người thế nào?
Sắp xếp các ý dưới đây cho đúng với trình tự các sự việc trong câu chuyện.
- Báo tin cho các chú bộ đội.
- Chạy đến đồn biên phòng.
- Cứu được người bị nạn.
- Nhìn thấy người bị nạn.
- Tìm cách giúp đỡ.
Bấm chọn các động từ.
cựa quậy , rả rích , trốn , cà phê , rộn ràng , xa lánh , tụ tập , bồng bềnh
Bấm chọn những câu văn có sử dụng phép nhân hoá.
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
(THÉP MỚI)
Sự vật trong câu văn nào được nhân hoá bằng cách gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người?
Bấm chọn câu văn chứa hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau:
Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
(THÉP MỚI)
Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Danh sách những việc cần làm ngày mai:
- Tưới cây.
- Dọn dẹp ban công.
- Đi chợ.
- Đi dự tiệc cưới cháu Linh.
Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống.
- giục ã
- ra ả
- dỗ ành
Bấm chọn các từ ngữ tạo thành chủ ngữ trong các câu sau:
a. Những quyển sách cũ ấy là món quà bà ngoại tặng tôi vào sinh nhật 8 tuổi.
b. Tình yêu mẹ dành cho tôi thật thiêng liêng và cao cả.
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn sau:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
(Theo NGUYỄN PHAN HÁCH)