Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Đọc khổ thơ trên và trả lời câu hỏi.
Hình ảnh hàng xóm bốn bên đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh đã thể hiện điều gì?
Bài thơ nào sau đây cũng viết về hình ảnh người bà?
Dòng nào nêu đúng về cách hiểu của từ "đinh ninh" trong khổ thơ?
Nội dung chính của khổ thơ là gì?
Khổ thơ trên đã thể hiện phẩm chất nào của người bà?
Lời nói sau của bà vi phạm phương châm hội thoại nào?
"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này, kể nọ
Nhớ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tử”.
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn.... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường.
(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm, Dẫn theo Ngữ văn 8, tập II, trang 97, 98, NXB Giáo dục, 2016)
------
Làm Việt Luận: tập làm văn bằng tiếng Việt
Học Việt văn: học văn học Việt Nam.
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Tác giả đã thể hiện cảm xúc, suy ngẫm gì qua văn bản?
Học "tủ" là gì?
Câu in đậm trong trường hợp sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào...
(Kim Lân, Làng)
Cụm từ "nắng giòn tan" trong câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Chao ôi, trong con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
Giải thích các thuật ngữ văn học sau bằng cách nối.
Câu "Chúng tôi không tán thành với những nhận định về tiểu thuyết của ông ấy." vi phạm phương châm hội thoại nào?
Dòng nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong trường hợp sau?
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh, Mẹ)
Nối các tác phẩm với năm sáng tác tương ứng.