Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - SỐ 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược đến từ phương Tây?
Thắng lợi nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn thời kì một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
Các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc diễn ra đã
Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Quốc nào?
Năm 544, khởi nghĩa của Lí Bí thắng lợi đã thành lập ra nhà nước
Khởi nghĩa Tây Sơn (thế kỉ XVIII) bùng nổ trong bối cảnh Đàng Trong
Một trong những bài học lịch sử sâu sắc được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam và còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay là
Tăng cường kiểm tra giám sát quan lại đặc biệt là ở các cấp địa phương là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ trên lĩnh vực
Hồ Quý Ly và triều Hồ đã thực hiện biện pháp gì trên lĩnh vực văn hoá?
Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV?
Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng, Hồ Quý Ly và triều Hồ đã
Lĩnh vực nào trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã để lại cho nước ta một di sản văn hóa thế giới?
Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
Bộ luật được biên soạn dưới thời Lê sơ?
Thế kỉ XVII, dưới thời Lê sơ đã thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là
“Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì?
Để tăng cường tính thống nhất của quốc gia, vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã chia cả nước thành
Thế kỉ XIX, trong cải cách của Minh Mạng, Cơ mật viện có chức năng, nhiệm vụ
Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa cải cách hành chính của vua Minh Mạng đối với Việt Nam hiện nay?
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Hồ Quý Ly và Triều Hồ ban hành chính sách hạn điền nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong các điền trang, thái ấp của tầng lớp quý tộc. Triều Hồ còn cho phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. Vua hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, mỗi quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Ai làm tiền giấy giả thì bị tội chém. Ai giấu tiền đồng, không nộp thì phải tội như làm tiền giấy giả. Triều Hồ cũng quy định số lượng gia nô được sở hữu của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức, tr. 62)
Đoạn trích cung cấp tri thức về cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực quân sự, giáo dục. |
|
Triều Hồ đã phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng và quy định chặt chẽ về tội làm tiền giả. |
|
Để hạn chế số lượng gia nô của vương hầu, quý tộc, quan lại nhà Hồ đã ban chế độ quân nô. |
|
Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly và Triều Hồ đã làm giảm ruộng đất của tầng lớp quý tộc. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh. Ở mỗi đạo chia làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở. Nhà nước cũng rất chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt,…”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức, tr. 67)
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)Để đảm bảo lực lượng quân đội, hằng năm vua tổ chức khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt. |
|
Theo quy định cải cách của Lê Thánh Tông người đứng đầu phủ gọi là tổng đốc tuần tra. |
|
Quân đội thời vua Lê Thánh Tông được chia làm hai loại quân: quân thường trực bảo vệ kinh thành và ngoại binh. |
|
Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau về các lĩnh vực cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Dưới triều Gia Long, để giải quyết các công việc văn phòng trong triều, nhà vua đặt ra ba cơ quan, đó là Thị Thư viện, Thị Hàn viện, Nội hàn viện. Ngay sau khi lên ngôi, vào năm 1820, Minh Mạng cho đổi Thị Thư viện thành Văn thư phòng. Văn thư phòng ngoài nhiệm vụ chính là khởi thảo, phân phát và coi giữ các chiếu dụ cùng văn thư và biên chép các lời phê đáp, tấu văn do chính nhà vua đọc cho, các lệnh truyền theo chỉ thị của nhà vua, còn có chức trách thu giữ các ấn quan phòng của triều đình. Từ năm 1826, Văn thư phòng lại được giao nhiệm vụ rất quan trọng trong việc điều hành bộ máy hành chính đất nước, đó là nhiệm vụ lưu giữ các châu bản của triều đình”.
(Nguyễn Minh Tường, Luận án tiến sĩ "Công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1840), tr 54)
Đoạn trích trên đang nhắc đến nội dung cải cách về mặt hành chính của Minh Mạng vào thế kỉ XIX. |
|
Văn thư phòng nằm trong Lục bộ, lục tự khi vua Minh Mạng tiến hành cải cách. |
|
Văn thư phòng có chức trách thu giữ các ấn quan phòng của triều đình. |
|
Tiền thân của Văn thư phòng là Thị Hàn viện do Gia Long sáng lập. |
|
Cho bảng dữ liệu về một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
Tên cuộc kháng chiến |
Thời gian |
Người chỉ huy |
Trận quyết chiến |
Kháng chiến chống quân Nam Hán |
938 |
Ngô Quyền |
Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Tống |
981 |
Lê Hoàn |
Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Tống |
1075 -1077 |
Lý Thường Kiệt |
Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh) |
Kháng chiến chống quân Mông Cổ |
1258 |
Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ |
Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội) |
Kháng chiến chống quân Nguyên |
1285 |
Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn |
Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội). |
Kháng chiến chống quân Nguyên |
1287 - 1288 |
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn |
Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Xiêm |
1785 |
Nguyễn Huệ |
Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) |
Kháng chiến chống quân Thanh |
1789 |
Quang Trung (Nguyễn Huệ) |
Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội) |
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
Thế kỉ XI, trên dòng sông Rạch Gầm, Lý Thường Kiệt đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống. |
|
Vào thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã tham gia lãnh đạo cả ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên của nhà Trần. |
|
Sông Bạch Đằng đã diễn ra ba cuộc kháng chiến lớn chống lại quân Nam Hán, quân Tống, quân Nguyên. |
|
Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta thường được tổ chức và bày trận trên các con sông. |
|