Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
CHÂU CÁ LÓC
Tên thật của em là Nguyễn Văn Châu. Người em nhỏ tròn và chắc như một con cá lóc, lại có tài bắt cá nên bạn bè gọi em là Châu Cá Lóc. Nhà Châu nghèo lắm. Em chưa thấy mặt ba em lần nào. Còn má thì đi làm thuê suốt ngày đến tối mịt mới về.
[...]
Một hôm em đang bắt cá ngoài đồng thì một tên lính ngụy tới. Tên lính nhìn vào giỏ cá, bảo:
– Thằng nhỏ bắt cá tài quá! Bán tao con cá bự kia!
Châu lắc đầu.
Tên lính lại hỏi:
– Mày để bán cho Việt cộng, cho Giải phóng hả?
Châu vẫn lắc đầu.
Tên lính sốt ruột, vỗ vỗ vào ngực và hỏi:
– Thằng nhỏ, mày thấy Giải phóng chưa? Bộ Giải phóng to bằng nội mày đây không?
Em đứng dậy, dang cả hai tay:
– Giải phóng to hơn các ông. To bằng này này!
Bọn lính ngụy ngoài đường gọi, hắn vén tay áo xem đồng hồ rồi bỏ đi.
[...]
Ngày ngày má vẫn đi làm, Châu lại ra đồng bắt cá. Một vài bè bạn của má cứ tưởng hôm nào nhà má cũng có cá ăn. Có đôi lần các bà thấy Châu xách một giỏ cá đầy nên kể cho má nghe.
Má đợi Châu về, gặng hỏi vì sao lấm lem suốt ngày mà chẳng thấy đem cá về. Má có hỏi thế nào, em cũng không chịu trả lời.
– Chào bác!
Tiếng ai đó làm má quay lại. Châu thì nhận ra tiếng người quen. Em chạy lại nấp vào sau người vừa gọi. Đây là một anh Giải phóng trẻ.
– Chào chú! Chú vào nhà chơi.
Anh Giải phóng rụt rè:
– Thưa bác, bác là má của em đây?
Má cười vui:
– Vâng! Em nó làm sao hả chú? Chú coi, người cứ như trâu lăn ấy.
Anh kể:
– Vậy mà bé cưng của chúng cháu đấy! Em cứ mang cá đến cho chúng cháu. Trả tiền thì em không lấy. Không nhận cá thì em không chịu về. Thật khó quá! Hỏi nhà ở đâu em cũng không nói. Hôm nay cũng vậy, bọn cháu đang đào hầm thì em đến. Bảo đợi để tắm thì em vứt giỏ cá lại, chạy biến. Cháu lần mãi mới tìm ra nhà bác đấy. Bây giờ bác cho cháu trả lại tiền. Bộ đội chúng cháu...
Má cười:
– Bộ chú cho tôi không bằng con tôi sao? Chú không sợ tôi giận à?
Bây giờ đến lượt anh Giải phóng trẻ đứng tần ngần nhìn má con Châu. Rồi anh kéo tay Châu, bảo:
– Lại đây anh tắm cho bé!
Châu chạy nhanh tới chậu nước trước. Má ngăn anh Giải phóng lại:
– Chú để đấy tôi! Thế anh chưa biết tên em sao? Tên em là Châu mà!
Anh Giải phóng lại cười. Châu đã vẫy vùng trong chậu nước. Nghe má nói, em lại phụng phịu:
– Con không cho má tắm đâu!
Má hiểu ý Châu, má cười bảo:
– Gớm không! Thì để anh tắm cho. Lớn nhanh lên, má cho theo các anh Giải phóng luôn.
Châu bỗng nhoẻn miệng cười:
– Thật hả má! Con sẽ bắt thật nhiều cá...
Vì sao Nguyễn Văn Châu được bạn bè gọi là Châu Cá Lóc? (Chọn 2 đáp án)
Châu có hoàn cảnh như thế nào? (Chọn 3 đáp án)
Vì sao Châu không đem cá về nhà?
Châu đã làm gì khi gặp tên lính ngụy? (Chọn 2 đáp án)
Phản ứng của Châu khi gặp tên lính ngụy đã chứng minh Châu là người như thế nào?
Chi tiết anh Giải phóng muốn trả tiền cá lóc đã chứng minh điều gì?
Lời nói sau của má Châu cho thấy điều gì?
– Bộ chú cho tôi không bằng con tôi sao? Chú không sợ tôi giận à?
Vì sao anh Giải phóng lại "tần ngần nhìn má con Châu"?
Vì sao Châu không muốn để má tắm cho mình?
Hoàn thiện nội dung bài đọc.
Bài đọc kể về Châu, một cậu bé nghèo nhưng và giàu lòng yêu nước. Châu thường đi và bí mật mang cá cho các anh mà không nhận tiền. Má của Châu, sau khi biết việc này, không trách mắng mà về lòng tốt và sự dũng cảm của con. Câu chuyện thể hiện tình cảm và sự ủng hộ của nhân dân đối với .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Chọn câu chứa từ "chạy" được dùng với nghĩa gốc.
Nối mỗi câu với lời giải nghĩa từ "chạy" được dùng trong câu đó.
Từ "ăn" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích?
– Món này ngon thật đấy!
Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp?
– Cho tôi hỏi...đây có phải...nhà của chị Linh không ạ?