Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam.
***
Miền Trung
Tấm lưng trần đen sạm
Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm dăng màn
Thoáng bóng giặc núi bửa thành máng súng
Những đứa con văng như mảnh đạn
Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi.
***
Miền Trung
Đã bao đời núi với bể kề đôi
Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ
Nóng hổi như vừa lăn xuống
Theo những tảng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm
Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.
***
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người.
***
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong...
(Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81- 82)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Từ "cật" trong dòng thơ "Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa" có nghĩa là gì?
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau là gì?
Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Biện pháp tu từ trong dòng thơ "Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa" có tác dụng gì?
Dòng thơ nào gợi lên sự vất vả, gian lao của người miền Trung?
Chọn những hình ảnh diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung. (Chọn 3 đáp án)
Những dòng thơ sau cho biết điều gì về miền Trung?
Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Trong khổ thơ sau, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì?
Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau là gì?
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành ngẩn ngơ
(Nguyễn Du)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
(Trần Đăng Khoa)
Biện pháp điệp từ trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
(Trần Đăng Khoa)
Dòng nào sau đây có sử dụng biện pháp chơi chữ?
Hai dòng sau sử dụng lối chơi chữ nào?
Nấu đậu phụ cho cha ăn
Sắc ích mẫu cho mẹ uống.
Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu đối sau?
Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp.
Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.
(Nguyễn Khuyến)